- Trước khi hình thành, trái đất là một quả cầu lửa khổng lồ với nhiệt độ rất cao, sau đó, nó dần dần nguội đi, trải qua hàng trăm triệu năm, các nham tương có nhiệt độ cao trên bề mặt trái đất ngưng tụ lại tạo thành lớp nham thạch vô cùng cứng rắn, trả thành nguồn ốc ban đầu của thổ nhưỡng, được gọi là "lớp cơ sở (cơ thạch )".
- Lớp nham thạch có thể tích khổng lồ này qua hàng trăm nghìn năm chịu tác dụng xâm thực hai tầng của mưa và gió, kết cấu vững chắc của nó dần bị nứt ra thành những hòn đá vụn , cuối cùng trở thành các hạt đá nhỏ bằng hạt cát và đất .
- Các hạt cát đã phải chịu sự xâm thực của mưa và gió dần dần xốp ra, do đó có thể khiến không khí và nước đi sâu vào giữa, thu hút các vi sinh vật sinh sôi , phát triển . Dần dần, phần nước ở giữa những hạt cát này tăng lên , tạo thành chất đất tương đối phì nhiêu, tầng hạt cát này được gọi là "lớp đất cái ". Trong lớp đất cái này thiếu dưỡng chất nên chỉ phù hợp với một số ít loài thực vật có khả năng sống dưới độ sâu 50- 60 cm tính từ bề mặt đất. Tầng này ít chịu ảnh hưởng bởi khí hậu trái đất , đồng thời cũng tương đối kết dính, quá trình chuyển hóa chất đất chậm, các chất dinh dưỡng có thể cung cấp ít nên sự phân bố rễ thực vật tương đối ít , do đó con người thường gọi phần thổ nhưỡng này là "đất sống "hoặc "đất chết".
- Nằm trên lớp đất này là lớp đất có các vật chất hòa tan từ mặt đất ngấm xuống qua nước mưa, được gọi là "lớp đất giữa "
- Nó gồm có tầng bồi tích, tầng phong hóa, tầng nham thạch. Trong vùng thổ nhưỡng canh tác, kết cấu của lớp đất giữa thường rất kém, hàm lượng dưỡng chất thấp, rễ thực vật ít. Lớp đất giữa được canh tác khô ( hạn canh ) thường vẫn giữ được hình thái và tính chất của tầng bồi tích tự nhiên trước khi canh tác, ít chịu ảnh hưởng bởi sự thay đổi của canh tác. Trong đó "tầng phong hóa " không ngừng có những sinh vật bậc thấp sinh sôi, chết đi khiến lượng lớn các xác sinh vật được hình thành , tầng này cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết cho thực vật bậc cao sinh trưởng. Sau khi các thực vật bậc cao chuyển sang tầng phong hóa, vì thể tích và tốc độ mọc cành của các thực vật này nhanh hơn thổ nhưỡng, hơn nữa lại có thể thông qua lá cây và rể để hấp thu ánh mặt trời , nước dưới đất , cacbonic và các muối vô cơ, tạo dưỡng chất cho cơ thể mình. Thêm vào đó là nhiều lá cây rụng và các chất hữu cơ khác dưới mặt đất tập trung và phân giải thành chất mùn , đi vào tầng phong hóa, tạo ra "tầng bồi tích "
- Chúng ta biết chất mùn chính là nguồn phì nhiêu chính của thổ nhưỡng , phù hợp cho thực vật sinh trường nên còn được gọi là "lớp đất bề mặt ", thông thường lớp đất bề mặt có thể chia thành tầng trên và tầng dưới, tầng trên chủ yếu là tầng canh tác, rất phù hợp cho việc trồng trọt, còn được gọi là "tầng lọc nước ", là thổ nhưỡng canh tác, độ ph2i nhiêu , khả năng canh tác và sản xuất ở tầng này là tốt nhất, trong rừng, tầng này còn được gọi là "tầng lá rơi " vì nó tích tụ rất nhiều lá rụng . Tầng dưới bao gồm phần cao nhất của "tầng đáy" và tầng đất giữa , là thổ nhưỡng bán canh tác nên còn gọi là "tầng bán canh tác". Tầng đấy nằm dưới tầng canh tác, dày khoảng 6-8 cm . Tầng đáy điển hình có chất đất rắn , mật độ lỗ hổng ít, ít lỗ hổng to, nhiều lỗ hổng nhỏ, khả năng thoáng khí kém, khả năng thấm nước cũng kém, kết cấu thường có dạng phiến. Tầng này thường được hình thành do trong quá trình cày cuốc , lớp đất ở bên trên bị đẩy xuống dưới , qua trời mưa , tưới tiêu khiến các hạt đất bị bồi tích mà thành. Tầng canh tác là tầng thổ nhưỡng chịu ảnh hưởng mạnh nhất của việc canh tác, bốn phân, tưới tiêu , độ dày thường vào khoảng 20 cm . Tầng canh tác thường vì ảnh hưởng của hoạt động sản xuất , sinh vật bề mặt và khí hậu nên tơi xốp , nhiều lỗ thoát , khả năng thẩm thấu tốt , nhiệt độ thay đổi nhiều, vật chất chuyển hóa nhanh, có nhiều dưỡng chất. Rễ thực vật chủ yếu tập trung ở tầng này, ước tính chiếm khoảng 60% trở lên
- Trong quá trình hình thành thổ nhưỡng , vì chịu nhiều ảnh hưởng của các nhân tố, không phải mọi mảnh đất đều có tầng cơ sở, tầng đất cái, tầng phân hóa, lớp đất bề mặt... Có một số mảnh đất thiếu hai tầng cơ bản. Dưới sự ảnh hưởng của khí hậu và môi trường thực vật khác nhau, các tầng thổ nhưỡng cũng có sự khác biệt , do đó hình thành các loại thổ nhưỡng khác nhau.
- Đương nhiên, các loại thổ nhưỡng khác nhau có tác dụng với môi trường và giá trị sử dụng với con người khác nhau. Chỉ sau khi đã có cái nhìn rõ nết về sự hình thành các lớp đất , chúng ta mới biết sử dụng đất thế nào cho hợp lý .
- Với những người yêu thích tự nhiên, bạn hãy mang theo một cái xẻng và cái chậu hoa nhỏ ra ngoài vườn lấy một lượng đất thích hợp, sau đó trồng một loài cây nhỏ mà bạn thích . Quá trình xới đất , tưới nước, bốn phân và nhìn cây lớn dần từng ngày một chắc chắn là vô cùng thú vị đấy.
Thứ Hai, 29 tháng 9, 2014
Thổ nhưỡng chia thành mấy lớp
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét