- Đứng từ trên vũ trụ nhìn xuống trái đất , không khó để phát hiện ra trên bề mặt trái đất, ngoài màu xanh của nước và các lục địa nhỏ, còn phát hiện ra các điểm màu nâu đất với độ đậm nhạt khác nhau, những điểm màu nâu này thể hiện các dãy núi với độ cao khác nhau.
- Chúng ta đều biết, khả năng xăm thực của mưa gió có sức phá hoại rất lớn, cho dù là nham thạch cũng không ngoại lệ. Nhưng trên trái đất có bao nhiêu ngoại núi cao, vì sao trải qua hàng trăm triệu năm bị mưa gió vùi dập, chúng vẫn đứng sừng sững giữa trời như vậy ? Các nhà khoa học rất có hứng thú với vấn đề này, sau nhiều năm nghiên cứu và quan sát, cuối vùng họ cũng phát hiện ra mấu chốt vấn đề nằm ở tác động tương tác giữa nội lực và ngoại lực mà vỏ trái đất phải chịu
- Thì ra các núi cao và cao nguyên trên bề mặt trái đất đều được sinh ra sau sự vận động của vỏ trái đất. Bên trong trái đất có một sức mạnh tiềm tàng vô cùng to lớn, mỗi khi sức mạnh đó được truyền lên vỏ trái đất, vỏ trái đất sẽ xuất hiện tượng co thắt, khiến địa hình ở một số nơi bị gấp lại, có nơi vì võ trái đất đứt gãy mà nhô cao. Lúc này, dòng dung nham trong lòng trái đất cũng bắt đầu chuyển động, chỉ cần xuất hiện các vết đứt hoặc những nơi hơi mỏng trên bề mặt trái đất là dung nham lập tức trào ra ngoài, tạo thành các ngọn núi lửa đáng sợ, dung nham phun trào ra bề mặt trái đất, trải dài ra xung quanh , khi núi lửa dừng hoạt động, dung nham nguội dần lại, một rặng núi ra đời .
- Khi nội bộ vỏ trái đất vận động, ngoại lực từ bề mặt trái đất cũng bắt đầu phát huy tác dụng, ngoại lực này bao gồm: sức nước , sức gió, sông băng,... Chúng liên tục thực hiện vai trò xâm thực của mình với các ngọn núi ở các mức độ khác nhau.
- Trải qua một thời gian , rất nhiều dãy núi cao bị gọt phẳng đầu, dần dần trở nên thấp hơn, trở thành các gò đồi, cao nguyên, thậm chí bị san thành bình địa, biến mất hoàn toàn.
- Tác dụng của nội lực và ngoại lực của trái đất là hai quá trình tác dụng hoàn toàn khác nhau. Nội lực có thể khiến bề mặt vốn bằng phẳng của trái đất trở nên gập ghềnh , nhấp nhô, hoặc lợi dụng dung nham để tạo ra các dãy núi cao, còn ngoại lực lại thông qua sự xâm thực , bào mòn những nơi không bằng phẳng trên bề mặt trái đất, chính vì tác động của ngoại lực và nội lực mà ngày nay trái đất mới có địa hình không bằng phẳng.
- Nhưng , những ngọn núi cao mới hình thành không dễ bị bào mòn bởi tác động của ngoại lực , bạn có biết vì sao không ?
- Thì ra, các ngọn núi cao không sợ bị xâm thực đa số đều là những dãy núi trẻ mới hình thành, ví dụ như : dãy Himalaya, Alps, Andes,... Sự vận động của vỏ trái đất bên dưới những dãy núi này rất mạnh, khiến vỏ trái đất trồi lên, khiến các dãy núi này không ngừng cao hơn.
- Ví dụ như dãy núi Himalaya thì dãy núi trẻ nhất thế giới, cho tới ngày nay, sự hoạt động của vỏ trái đất bên dưới dãy núi vẫn vô cùng sôi nổi. Bởi vậy độ cao của nó vẫn đang không ngừng cao lên, trở thành dãy núi cao nhất thế giới
- Những dãy núi trẻ không sợ sự xâm thực của mưa gió cũng giống như những hạt mềm trẻ trung, dùng sức sống kiên cười của mình để bám trụ lại với thế giới tự nhiên, để bản thân ngày càng khỏe mạnh, cao lớn hơn.
Thứ Hai, 29 tháng 9, 2014
Các dãy núi trẻ không sợ mưa gió xâm lược
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét