Thứ Hai, 29 tháng 9, 2014

Nguyên nhân của sự lở núi và đá rơi

  • Sự cố lở núi rất thường gặp trong cuộc sống, trên báo đài thường xuyên đưa những tin tức về các vụ việc này. Ví dụ: một thông ở vùng núi nào đó bỗng dưng bị đá núi lở xuống và chôn vùi . Vỉ lở núi hay xảy ra vào ban đêm , khi mọi người đang ngủ say nên nhiều người không kịp chạy trốn, khiến mức độ thương vong và tổn hại tài sản càng nghiêm trọng. Do vậy khi nhắc tới lở núi , mọi người đều thấy hoảng sợ, bởi vì không thể nào biết trước tai nạn này sẽ xảy ra vào lúc nào, hơn nữa một khi đã xảy ra , nó không chỉ phá hoại nhà cửa, và đường sá, làm tắc nghẽn sông ngòi mà còn có khả năng cướp đi sinh mạng của rất nhiều người . Vỉ sao một ngọn núi vững chắc như vậy bỗng dưng lại bị lở núi hoặc có đá rơi ?
  • Hiện tượng lở núi và đá rơi được gọi là hiện tượng "sạt lở " trong địa lý học , đa số đều xảy ra ở những dốc núi có độ dốc 45 độ. Vì những hòn đá nằm trên dốc có kẽ nứt, qua sự phong hóa, xâm thực của nước mưa hoặc động đất, chúng rất dễ bị nứt thành các hòn đá nhỏ, nếu lại chịu sức hút của động lực, đương nhiên chúng sẽ lăn xuống với tốc độ lớn. Còn về mức độ sạt lở thì tùy thuộc vào độ nghiêng của núi , thông thường, núi càng dốc thì tình trạng sạt lở càng nghiêm trọng.
  • Mấy năm gần đây , do con người không ngừng mở rộng phạm vi canh tác và xây dựng lên gần vùng núi cao khiến chân núi bị phá hoại nghiêm trọng bởi ngoại lực, phần đất cát nổi bên trên bị nước mưa rửa trôi , ngoài ra còn bị xâm thực bởi nước mưa và nước ngầm , khiến phần lớn đất trên dốc núi bị mất trọng tâm, gây ra hiện tượng lở núi . Nếu nhẹ thì đất cát sẽ trượt xuống khỏi dốc núi , nghiêm trọng thì có thể gây ra hoạt động chuyển dịch mạnh , ví dụ như nghiêng, sạt lở,...
  • Khi hoạt động sạt lở kết thúc , vùng chân núi hoặc dưới vực sẽ xuất hiện có nhiều hòn đá chất lên nhau. Những hòn đá to nhỏ với hình dạng khác nhau này được địa lý học gọi là "đống đá đổ ". Những hòn đá  trong đống đá đổ này sau khi bị sạt lở trở thành những hoàn đá nhỏ hơn, có thể là nơi cho các thực vật bậc thấp sinh trường, đi sâu vào lòng đất tiến hành quá trình tuần hoàn, ngày càng nhiều hơn , lại trở thành một lớp đất mới để thực vật sinh trường. Nếu sau khi hiện tượng sạt lở xuất hiện , đất cát bị trôi đi, chân núi tiếp tục bị nước xâm thực không ngừng sinh ra hiện tượng sạt lở, tạo thành một vòng tuần hoàn ác tính.
  • Vậy thì làm thế nào để ngăn ngừa tai nạn này xảy ra ?
  • Trước tiên , chúng ta phải tìm hiểu nguyên nhân gây sạt lở sau đó tiến hành làm phẳng hoặc giảm bớt độ nghiêng của núi , ồng thời , ngăn chặn hiện tượng , phá hoại nhân tạo hoặc xâm thực của nước ở dưới chân úi .
  • Trồng cây vo, đảm bảo đất trên diện rộng là phương pháp phòng ngừa tốt nhất. Còn về việc đối phó với đá lở, thì trước tiên cần tìm hiểu quy luật hoạt động của đá lở ở địa phương , ở những nơi thích hợp xây dựng các trang thiết bị để ngăn ngừa việc lở đá 
  • Lở núi và lở đá không chỉ gây ra những tổn thất về kinh tế cho con người mà còn có lúc còn cướp đi sinh mạng của chúng ta. Đa số những người sống ở các sơn thôn hay ở gần dốc núi thường bị những vụ sạt lở cướp đi nhà cửa, ngời thân, tổn thất rất nghiêm trọng .
  • Mặc dù chúng ta không thể biết trước tai nạn này sẻ xảy ra vào lúc nào , nhưng chỉ cần thận trọng làm tốt công tác phòng ngừa bình tường đề cao cảnh giác, lúc nào cũng có ý thức về nguy cơ là có thể giảm bớt những thương hại có thể xảy ra do hiện tượng này mang lại .
  • Cho dù gặp hiện tượng sạt lở thì cũng phải giữ bình tĩnh . Hãy nghe theo hướng dẫn của bố mẹ, đi theo những người lớn có kinh nghiệm , nhanh chóng rời khỏi hiện trường, đừng đứng nguyên ở chỗ cũ , cũng đừng vì sợ hãi mà chạy lung tung.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét