Thứ Hai, 29 tháng 9, 2014

Động vật ở Nam Cực và Bắc Cực

  • Ở khu vực Nam Cực và Bắc Cực , vì đặc điểm của bản thân trái đất nên một mặt nó rất lạnh , ánh mặt trời yếu ớt hầu như không thể mang lại chút ấm áp nào, nhiệt độ nơi này ít khi cao hơn âm 50 độ, mặt khác , nó thường xuyên xuất hiện tượng cực trú (chỉ có ngày không có đêm ) và cực dạ (chỉ có đêm không có ngày ). Ban đêm và ban ngày lần lượt chiếm một nữa thời gian trong cả năm. Môi trường như vật có loài sinh vật nào có thể sinh sống không ?
  • Dưới đây , chúng ta hãy cùng xem một số loài động vật đặc biệt ở hai cực này nhé . Để xem chúng ta biết bao nhiêu về chúng ?
  • Loài động vật có vú trong biển Bắc Cực là hải tượng , hay còn gọi là voi biển. Chúng có ngoại hình xấu xí nhưng tính cách lại vô cùng dễ thương, con đực có thể trọng vào khỏang 1360 kg, chúng thường tập trung khoảng chục con, thậm chí là khoảng trăm con trên bãi biển, tiếng ngáy của chúng thật là an lành .
  • Còn loài báo biển Bắc Cực lại sống thành từng gia đình , phụ huynh là những con hải báo đực nặng khoảng 300 kg, thống trị khoảng 50 con hải báo cái và hải cáo con với trọng lượng vào khoảng 30- 50 kg.
  • Gấu Bắc Cực là tượng trưng cho vùng Bắc Cực, là kẻ thống trị của vùng đất này, mỗi con có thể nặng tới 900kg, nhưng chúng lại là những kiện tướng bơi lội, thơi gian sống cả đời của chúng chủ yếu là trong nước biển hoặc nổi trên mặt biển để kiếm thức ăn, thậm chí khi mang thai hay cho con bú, chúng cũng ít khi lên bờ. Tốc độ chạy đua trên biển của chúng mỗi giờ có thể lên tới 60 km , có thể bơi liên tục 320 km, trong nước biển lạnh giá, khi tìm thức ăn, chúng đập tay một cái là có thể làm nát cả một con voi biển.
  • Sau khi tìm hiểu về các loài động vật đáng yêu ở Bắc Cực, chúng ta hãy cùng sang Nam Cực xem thế nào nhé.
  • Tôm là một loài động vật phù du giáp xác sống trong khu vực biển Nam Cực , nhưng nó không to , chỉ dài từ 3- 5 cm . Nó đóng một vai trò quan trọng trong hệ thống thức ăn ở đại dương , là thức ăn của báo biển, cá voi và chim cánh cụt, cũng là một nguồn sinh vật biển rất quan trọng.
  • Chim cánh cụt là tượng trưng của Nam Cực là một gia tộc lớn trong số các loài chim , khả năng thích nghi với khí hậu của chúng tất mạnh , có thể thích nghi với nhiệt độ âm 25 độ C , cũng có thể thích nghi với khu vực khí hậu nhiệt đới nóng 28 độ C. Chim cánh cụt vua và chim cánh cụt Ardley sống trên mặt băng Nam Cực, trong đó chim cánh cụt vua và chim cánh cụt hoàng đế là người khổng lồ trong gia tộc chim cánh cụt cao khoảng 1,2 m, nặng khoảng hơn 40kg , phân bố đều trên các hòn đảo xung quanh Nam Cực.
  • Nhận thức và hiểu biết của con người về chim cánh cụt tương đối muộn, người cổ đại hầu như không có ghi chép gì về loài chim này.
  • Năm 1488 , các thủy thủ người Bồ Đào Nha khi tiếp cận với phía Nam châu Phi đã lần đầu tiên phát hiện ra chim cánh cụt. Ghi chép sớm nhất về loài chim này là sử học Piga Fita, năm 1520, ông cùng đoàn thuyền của Magellan gặp một đàn chim cánh cụt ở bờ biển Patagonia, khi đó họ gọi loài chim này la loại chim chưa biết tên. Năm 1844 , người ta mới định nghĩa về loài này và năm 1953 , tê của nó mới chính thức được đặt.

Tập tính sinh hoạt của gấu Bắc Cực

  • Gấu Bắc Cực là một loài đọng vật khổng lồ ở Bắc Cực, chúng có bộ móng vuốt như lưỡi câu, răng sắc như dao. Chúng chỉ vỗ tay một cái là có thể khiến đầu một người nát vụn. Do đó, chúng là một trong những loài dã thú hung tợn nhất thế giới tự nhiên.
  • Gấu Bắc Cực thường xuyên sống trên mặt băng Bắc Cực , sống cuộc sống hai môi trường nước và cạn. Đa số gấu Bắc Cực đều lặn dưới nước để kiếm mồi vào ban đêm. Khi trời đông lạnh giá, gấu con ra đời, thường là song sinh , thỉ thoảng cũng có sinh một hoặc sinh ba. 
  • Gấu Bắc Cực mới ra đời trơn nhẵn , giống một con chuột, sau 3- 4 tháng được nuôi bằng sữa mẹ, chúng sẽ nặng khoảng 10 kg. Gấu Bắc Cực nhỏ sống với mẹ khoảng 2 năm, khi đã trưởng thành , chúng sẽ rất ít tìm đồng loại làm bạn, chỉ khi nào tới mùa giao phối thì chúng mới gọi nhau.

Câu chuyện về những con người Eskimo

  • Bắc Băng Dương được phủ gần kín bởi những khối băng trôi, giống như những bông hoa trắng xóa phủ lên vùng cực Bắc của trái đất, mặc dù nơi đó năm nào cũng có tới 6 tháng được mặt trời chiếu xạ, nhưng ánh sáng vô cùng yếu ớt, hầu như không có tác dụng gì với vùng cực Bắc đã bị bao phủ bởi những khối băng hàng triệu năm tuổi. Trong vùng đất ngập tràn bởi các lớp băng dày ấy, hầu như không có loài thực vật nào có thể sinh sống. Một môi trường khắc nghiệt như vậy, theo như tưởng tượng thường tình thì có lẽ không có ai có thể sống triền miên ở nơi đó. Nhưng trên thực tế, nơi này lại có những con nười chịu lạnh giỏi nhất thế giới- người Eskimo.
  • Người Eskimo có tóc đen, da vàng , thuộc chủng người Mông Cổ. Họ tự xưng mình là người Lnuit , nghĩa là con người thực sự. Nghe nói , trải qua mấy nghìn năm , cức năng trong cơ thể của người Eskimo đã thay đổi phù hợp với môi trường tự nhiên nơi đây. Ví dụ như mùa hè, mặc dù có ánh mặt trời nhưng khí ở Bắc Băng Dương vẫn lạnh dưới 0 độ , vật mà người Eskimo có thể cởi trần đi lại . Tới mùa đông , trên Bắc Băng Dương cả ngày không thấy mặt trời, khí hậu càng thêm lạnh lẽo, người Eskimo lại chui vào những căn nhà được làm bằng băng để trốn Eskimo lại chui vào những căn nhà được làm bằng băng để trốn cái lạnh. Có lúc vì thiếu thức ăn , họ khoác áo làm bằng lông hay bằng da, giống như động vật ngủ đông, cho tới khi mặt trời mọc ở phía đường chân trời, họ mới tỉnh dậy.
  • Quá trinh chạy trốn của người Eskimo còn có một câu chuyện rất thú vị . Khi đó , ở gần biển Bering , nó không trắng xóa một màu lạnh lẽo như hiện nay; ngược lại, nơi đó là một vùng thảo nguyên xanh ngát, trên đó mọc đầy những loài cây xanh tươi tốt và những bông hoa rực rỡ , thu hút không ít loài động vật tới nơi đây sinh sống, khắp nơi đều là cảh tượng tràn đầy sức sống. Một nhóm thợ săn từ châu Á tới, trong quá trình s8an bắn , họ nhìn thấy vùng đất trù phú này thế là quyết định định cư lại.
  • Môi trường sống dễ chịu dần dần khiến các thợ săn này từ bỏ cuộc sống săn bắt vất vả, sống một cuộc sống tương đối nhàn nhã. Thế hệ sau của họ phát hiện ra rằng nguồn cá ở eo biển Bering rất phong phú , thế là chuyển sang làm ngư dân, bắt cá biển, báo biển, voi biển làm thức ăn. Cho tới khoảng 4000 năm trước, người Eskimo cuối cùng cũng di cư tới đảo Greenland, vùng đất lạnh hơn Siberia, eo biển Bering và Alaska. Nơi này nếu phóng mắt nhìn ra xa, xung quanh chỉ là một màu trắng xóa, trên đất là những lớp băng dày hàng km, hoàn toàn không có loài thực vật nào có thể sinh sống, thậm chí ngay cả các loài động vật lớn cũng rất ít. Người Eskimo phải đón nhũng cơn gió bắc lạnh thấu xuống, nghĩ đủ mọi cách để giải quyết khó khăn trong sinh hoạt , lâu dần, họ đã định cư ở đây , đời này qua đời khác cho tới tận bây giờ.
  • Hiện nay, nếu men theo eo biển Bering đi tới vùng Tây Bắc Canada, tính cả vùng mặt băng ở phía Đông Greenland , có khoảng 80.000 người Eskimo sinh sống.
  • Sau khi chinh phục được Bắc Cực , họ dần dần đi ra ngoài vòng Bắc Cực, tiến hành hoạt động giao dịch với thế giới bên ngoài, chấp nhận những sự vật mới lạ. Họ học cách dùng thuyền máy, xe trượt tuyến gắn mô tơ và các máy móc hiện đại hóa khác, từ đó thay thế những con thuyền độc mộc, xe tuyết bằng chó kéo truyền thống. Mặc dù họ đã dần dần hòa nhập với xã hội hiện đại , nhưng những câu chuyện chuyền kỳ về người Eskimo và tinh thần phấn đấu kiên trì của họ vẫn còn mãi truyền mãi tới đời sau.

Văn hóa truyền thống của con người Eskimo

  • Trong cuộc sống của người Eskimo, hầu như không có thức ăn nào làm bằng thực vật, nguồn thức ăn toàn bộ là thịt như tuần lộc, báo biển , voi biển , cá voi cùng các loại mỡ cá và cá.
  •  Đa số người Eskimo vào mùa hè đều huy động cả nhà ra ngoài săn bắt tuần lộc và các loài vật khác, vũ khí mà họ sử dụng là cung tên. 
  • Xe trượt tuyết do chó kéo là công cụ giao thông chính của người Eskimo. 
  • Quần áo của họ chủ yếu được làm từ da và lông tuần lộc, dùng để chống lại khí hậu lạnh lẻo của mùa đông. 
Nhà người Eskimo ở vào mùa đông có hai loại :
  1. Một loại là những căn nhà mái tròn được làm từ tuyết, tên là lgloo,
  2.  Một loại khác là những căn nhà nhỏ nằm một nữa dưới mặt đất , với mái là đá hoặc cỏ trải trê khung gỗ và xương cá oi làm khung nhà . Mùa hè , họ sống trong những túp lều làm bằng da thú.

Nguy cơ mà Nam cực và Bắc cực phải đối mặt

  • Nam cực và Bắc cực hiện nay đang phải đối mặt với nhiều nguy cơ :
  • Con người từng cho rằng, Nam Cực và Bắc Cực quanh năm bị bao phủ bởi băng tuyết, khí hậu khắc nghiệt, là vùng đất bình yên. Nhưng cùng với các hoạt động hàng ngày của con người như săn bắt, du lịch , khảo sát khoa học... hai vùng đất bình yên này đang ngày càng gặp nguy hiểm.
  • Khi châu Nam Cực bước vào mùa đông, ngày càng nhiều người đi du lịch ở Bắc bán cầu vì muốn "tránh nóng " mà tìm tới đây, điều này khiến sinh thái ở Nam Cực bị tổn thương nghiêm trọng. Cả nhà du lịch hoặc trượt tuyết , hoặc ngồi xe trượt băng , tới những nơi dựng lều trại của các nhà thám hiểm năm xưa. Một số con tàu du lịch cập bờ rồi rơi đi hàng ngàn lần bên những núi băng. Một khi núi băng bị vỡ thì thảm kịch "Titanic" rất có khả năng tái diễn. Mà nếu nhiên liệu trên tàu bị rò rỉ ra ngoài thì sẽ gây ô nhiễm cho nước vùng Nam Cực.
  • Cư dân chủ yếu ở Nam Cực , các nhà khoa học và các nhân viên thám hiểm cắm trại để khảo sát khoa học, mặc dù số lượng rất nhỏ nhưng đã để lại một lượng lớn rác thải. Tháng 2 năm 2001, nhân viên khảo sát khoa học New Zealand đã tìm thấy vết dầu bị loang dầu , độ rộng lên tới hơn 100 m vuông , đây là rác thải của một trạm nghiên cứu Hoa Kỳ bỏ lại từ năm 1973.
  • Những cuộc săn bắn vô tội vạ đã gây ra một tai nạn khủng khiếp đối với loài gấu Bắc Cực. Những năm 50 của thế kỷ trước, Liên Xô đã đặt ra luật pháp cấm săn bắt gấu Bắc Cực. Nhưng cùng với sự tan rã của Liên Xô, luật cấm săn bắn cũng khó có thể chấp hành . Các tổ chức ngư nghiệp và bảo vệ động vật hoang dã của Mỹ kêu gọi : Số lượng gấu Bắc Cực chỉ còn hơn 4000 con, nếu mỗi năm săn bắt 180 con, vậy thì chưa đầy 20 năm , số lượng này sẽ giảm xuống còn một nửa. Tới khi đó, nó sẽ trở thành một trong những loài vật đứng trước nguy cơ tuyệt chủng .
  • Làm thế nào để bảo vệ hai vùng đất đã từng rất bình yên này, có lẽ con người sẽ phải suy nghĩ thật kỹ vấn đề này.

Nước từ đâu tới

  • Khi bề mặt trái đất ược vệ tinh chụp ảnh lại và gửi về trái đất , quả địa cầu trước mặt mọi người là một thể cầu được bao phủ bởi màu xanh lam. Qua nghiên cứu đã phát hiện ra, phần có màu xanh lam này chính là nước trên trái đất. Các nhà khoa học đã sử dụng các máy móc tối tân, hiện đại để trắc nghiệm và phát hiện ra lượng nước trên bề mặt trái đất chiếm tới trên 70 % diện tích trái đất. Nhiều nước như thế từ đâu mà ra nh3i . Các nhà khoa học đã nêu ra rất nhiều giả tưởng , trải qua nhiều nghiên cứu , có ba giả thiết được mọi người chấp nhận.
  • Thứ nhất là "Thuyết không khí nguyên thủy". Cho rằng khi trái đất vừa mới hình thành, vỏ trái đất có màu đỏ cam, bề mặt trái đát cô cùng nóng và luôn ở trong trạng thái nhiệt độ cao , nước ở dạng lỏng hoàn toàn không thể tồn tại, chỉ có thể biến thành hai nước và phân bố trong tầng khí quyển nguyên thủy. Sau đó bề mặt trái đất nguội dần, nhiệt đột giảm xuống dưới 100 độ (ranh giới giữa nước dạng lỏng và nước bốc hơi ), nước dạng hơi trong bầu khí quyển bắt đầu ngưng tụ lại thành nước dạng lỏng, tạo thành các cơn mưa. Trải qua hàng vạn năm, những nơi có địa hình thấp trên trái đất đều tích tụ đầy nước, hải dương cũng hình thành từ đó. Các nhà khoa học tin vào giả thuyết này đã lợi dụng các máy móc để đo đạc và tìm ra đá trầm tích cổ xưa nhất trên thế giới. Cách ngày nay khoảng 3,5 tới 3,8 tỷ năm. Qua khảo chứng, đá trầm tích này là do dòng nước xâm thực mà thành, như thế có thể chứng minh được sự tồn tại của nước, và chứng minh bề mặt trái đất có nước tồn tại đã có lịch sử 3,8 tỷ năm.
  • Thuyết thứ hai là "Thuyết mắc ma ". Cho rằng trong giai đoạn đầu mới hình thành trái đất , phần lớn nước đều dưới dạng nước kết tinh nham thạch nước đã lẫn vào mắc ma và tồn tại ưới lòng đất. Khi trái đất vận động, núi lửa phun trào , nước kết tinh nham thạch bèn trào ra ngoài vỏ trái đất thông qua mắc ma qua quá trình phân giải, trở thành nước ở dạng lỏng. Do ngày nay hàng năm vẫn có núi lửa phun trào, lượng nước bốc hơi ở nhiệt độ cao và hòa vào tầng khí quyển lên tới 40.000 tới 50.000 tấn, khả năng nước dưới lòng đất dần dần dâng lên và hình thành những khu vực chứa nước rộng lớn.
  • Gần 10 năm trở lại đây, những bộ phim với chủ đề về người ngoài hành tinh liên tục được ra mắt, mọi người đã chuyển tiêu điểm từ nguồn nước sang thế giới bên ngoài vũ trụ. Một giải thuyết thứ ba về sự hình thành nước trên địa cầu chính là nước từ vũ trụ tới . Các nhà khoa học tin vào giả thuyết này đã chỉ ra rằng : theo những tư liệu mà các vệ tinh truyền về trái đất, các huệ tinh quay xung quanh trái đất đa số đều do băng đá tạo thành, các huệ tinh này sau mỗi lần tiếp xúc với trái đất đều đưa một lượng lớn băng đá vào tầng khí quyển . Căn cứ theo tỷ lệ các huệ tinh xâm nhập vào trái đất cho tới nay để tính toán thì mỗi phút có khoảng 20 vệ tinh đi qua bầu khí quyển, có thể giải phóng ra 100 tấn nước. Mặt dù lượng nước mà các vệ tinh giải phóng ra không nhiều , nhưng do tần suất tiếp xúc với trái đất của chúng thành một thể nước khổng lồ như đại dương , đó cũng không phải điều không thể .
  • Ba giả thuyết ở trên , bạn cho rằng giả thuyết nào là hợp lý ? Tren thực tế , ai cũng tin rằng giả thuyết của mình là đúng, của người khác là võ đoán. Nhưng chúng ta tin rằng , cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật , là giải đáp cho vấn đề này sẽ có một ngày trở nên rõ ràng .

Nguồn nước trên trái đất

  • Mặc dù nước trên trái đất rất phong phú , nhưng nguồn nước con người có thể sử dụng được lại không nhiều. Lượng nước ngọt có hạn lại tồn tại trong các băng đá, nguồn nước ngầm , nước trên bề mặt trái đất và nước bốc hơi dưới các dạng rắn, lỏng, khí . Nước ngầm chiếm tới 22,6 % lượng nước ngọt trên trái đất, vào khoảng 8,6 triệu tỷ tấn , nhưng có tới một nữa nguồn nước ngầm nằm dưới độ sâu dưới 800 m , rất khó khai thác, hơn nữa việc khai thác nước ngầm quá nhiều có thể mang lại nhiều vấn đền. Nước ở ao hồ chiếm khoảng 0,6 % tổng lượng nước ngọt , vào khoảng 860000 tỷ tấn , là nguồn nước chủ yếu cung cấp cho thực vật , động vật và con người.
  • Lượng nước ngọt mà trái đất có thể cung cấp cho các sinh mệnh trên trái đất sử dụng chỉ chưa bằng ba phần một nghìn tổng lượng nước trên trái đất, do đó nguồn nước ngọt trên trái đất đang ngày càng khan hiếm .

Vai trò của sông ngòi trong hệ sinh thái

  • Hàng ngàn năm nay, sông ngòi có mối quan hệ vô cùng mật thiết với loài người. Trong cuộc sống, sông ngòi đã nuôi dưỡng vô số loài động thực vật thủy sinh để bổ sung thức ăn cho con người, nguồn nước trong xanh của các con sông đã mang đi những bụi bẩm trên người và những rác thải con người thải ra trong cuộc sống về giao thông , sông ngòi đưa con người đi buôn bán, du lịch , thám hiểm,... Vì sao nó lại chảy ngày đêm không ngừng như thế ?
  • Thì ra khi nước bốc hơi trong tầng mây làm mưa rơi xuống vỏ trái đất, các giọt nước chảy theo những vùng địa hình dốc , tích tụ lại ở một nơi thấp, dần dần, dòng nước chảy dần thành các con kênh, thế là sông ngòi dần hình thành . Khi llưu lượng nước ngày càng lớn, nước sông sẽ ngày đêm chảy về cùng một phương hướng, mà trong quá trình này, con sông sẽ lớn dần lên, phát huy ba vai trò của nó. Bây giờ chúng ta hãy cùng tìm hiểu vai trò của các con sông nhé.
1. Vai trò xâm thực . 
  • Thông thường mọi người đều cho rằng, nước là thứ dịu dàng nhất trên trái đất, khi gặp phải những trở ngại lớn, nó không cố luồn qua mà sẽ tìm con đường khác để chảy, có vẻ như vô cùng yếu đuối . Trên thực tế , sức mạnh của nước lại rất to lớn . Người ta vẫn nói ước chảy đá mòn , đủ để chứng minh cho sức mạnh của nó. Cho dù là hòn đá cứng rắn đến đâu thì sau quá trình xâm thực từng chút một của nước, không những có thể để lại những đường vân rất sâu mà thậm chí còn có thể cắt đôi hòn đá, do đó , tuyệt đối không được coi thường sức mạnh của nước.
  • Sức mạnh xâm thực của sông ngòi lớn như thế nào ? Vậy thì phải xem tính chất của đá , tốc độ dòng chảy của nước thì mới biết được. Thông thường, những hòn đá hoặc lớp đất xốp thì tốc độ bị xâm thực tương đối nhanh, còn về tốc độ dòng chảy, ở phần thượng lưu sông đa số đề chảy qua những ngọn núi nên tốc độ chảy rất nhanh, vùng hạ lưu sông đa số là đồng bằng nên tốc độ chậm hơn, khả năng xâm thực ở phần thượng lưu thì mạnh, phần hạ lưu thì yếu.
2. Vai trò vận chuyển .
  • Sau khi các dòng sông lợi dụng tốc độ để xâm thực đá, vì vai trò xâm thực nên những lớp bùn bị bóc ra, sau đó được nước chuyển xuống vùng hạ lưu. Các hạt bùn ngày càng nhỏ , chất đất ngày càng nhẹ , khả năng nổi trên mặt nước ngày càng lớn, cơ hội bị nước mang đi cũng càng nhiều. Do đó, những dòng sông có dòng chảy lớn thì những hạt bùn mang đi không chỉ là hạt nhỏ mà còn có thể là các hạt bùn lớn hơn .
3. Vai trò tích tụ.
  • Khi những dòng chảy mang theo bùn đất chảy vào vùng đồng bằng hạ lưu sông với tốc độ lớn , vì địa hình bằng phẳng và rộng rãi nên dòng chảy chậm dần, không thể mang bùn đất đi được nữa, do đó bùn đất sẽ chìm xuống lòng sông, những con sông có hàm lượng phù sa cao như Hoàng Hà, mỗi năm vì vai trò của sông ngòi mà mang đi khoảng 600 triệu tấn bùn đất từ vùng thượng lưu .
  • Thực ra khi thực thi vai trò của mình sông ngòi không phân chia rành rọt như thế, thông thường nó sẽ đồng thời thực hiện cả ba vai trò của mình. Ở thượng lưu sông, mặc dù chủ yếu nước chỉ có vai trò xâm thực, nhưng đồng thời cũng có va trò tích tụ, tương tự, ở hạ lưu sông, mặc dù chủ yếu có vai trò tích tụ, nhưng đồng thời cũng có khả năng xâm thực nhất định, vai trò vận chuyển thì luôn luôn được thực hiện cho tới khi ra tới cửa biển .
  • Vai trò của sông ngòi đã là một hiện tượng tồn tại tự nhiên từ trước khi con người xuất hiện, không vì con người mà thay đổi . Làm thế nào để có cái nhìn chính xác về vai trò của sông ngòi để có thể lợi dụng những vai trò này, mang lại lợi ích cho con người .

Những đặc sắc sông ngòi ở Đài Loan

Sông ngòi ở Đài Loan có những đặc sắc gì ? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu :
  • Sông ngòi ở Đài Loan : chủ yếu bắt nguồn từ các dãy núi trung tâm, đa số phân bố ở phía Tây, các con sông không dài lắm, dòng chảy xiết, không thích hợp cho thuyền bè đi lại
  • Sông ngòi phía Tây Đài Loan : 3 con sông chính từ lớn tới nhỏ lần lượt là : Trọc Thủy Khê, Cao Bình Khê, Đạm Thủy Hà.
  • Sông ngòi phí Đông Đài Loan : chủ yếu là Lan Dương Khê (đồng bằng Lan Dương ), Tú Cô Sơn Khê (thuyền bè có thể đi lại )và Ti Nam Khê.

Hình dạng của các con sông trong thiên nhiên

  • Giở bản đồ Trung Quốc ra, men theo các dòng sông quan trọng của các tỉnh để tìm hiểu về các thành phố ven sông, sẽ phát hiện ra một hiện tượng rất thú vị: sông Mẫn của Phúc Kiến và các nhánh sông của nó có hình kẻ ca rô, sông Giai Lăng của Tứ Xuyên và nhánh sông của nó có hình giống chiếc lá, còn sông Hoài và các nhánh sông chảy về Bắc tạo thành những đường thẳng song song .
  • Vì sao cùng là sông, cũng có ba vai trò lớn là xâm thực, vận chuyển và tích tụ , các dòng sông chính và nhánh sông lại có hình dạng khác nhau như thế ?
  • Các dòng sông chịu sự tác động của lực trái đất, tự nhiên chảy theo địa hình trái đất từ cao xuống thấp. Các dòng nước tạo thành mạng lưới sông ngòi , đa số thường có mấy trường hợp sau :
1. Khu vực có địa hình bằng phẳng 
  • Khi các dòng sông chảy xuyên qua khu vực đồng bằng, vì địa hình bằng phẳng , thổ nhưỡng ở đây khá gần với vật chất, cấu tạo tầng đá, lực xâm thực của các dòng sông được phát huy mạnh mẽ. Do đó lòng sông dài ra, khiến dòng nước cũng dài hơn; lòng sông sâu hơn khiến lượng nước tích tụ trong sông không ngừng lớn lê. Hai điều này phối hợp với nhau khiến dòng chảy chính dần dần nhận thêm nhiều nhánh chảy nhỏ. Thông thường các nhánh sông thường dần dần nhập vào dòng chảy chính. Dòng chảy chính cứ thế nhập thêm nhiều nhánh sông mới mà không theo quy tắc nào .
  • Các dòng sông ở những bùng đồng bằng lớn thường có hình chiếc lá, ở một số khu vực vùng núi cũng có các dòng sông hình dạng này.
2. Núi cao , khu vực nhấp nhô.
  • Khi các dòng chảy đi qua khu vực núi cao, địa hình nhấp nhô, dòng chảy chịu sự ảnh hưởng của các ngọn núi, hướng chảy thay đổi .
  • Còn về việc hình thành những mạng lưới sông có hình lưới bức xạ , đa số đều xảy ra ở các bồn địa, bởi vì địa hình ở các bồn địa là xung quanh cao, ở giữa thấp , các dòng sông chịu sự tác động của lực trái đất, tự nhiên sẽ chảy từ cao xuống thấp, tập trung ở giữa bồn địa. Sông ngòi ở bồn địa Tứ Xuyên là một ví dụ điển hình, ví dụ: Điểu Giang, Xích Thủy,... đều bắt nguồn từ các ngọn núi cao xung quanh bồn địa Tứ Xuyên và chảy vào lòng bồn địa , tạo thành Trường Giang Tam Hiệp nổi tiếng , chảy ra biển Đông .
3. Ảnh hưởng bởi hoạt động của con người .
  • Không thể coi nhẹ hoạt động của con người tới việc hình thành hình dạng mạng lưới sông ngòi. Con người thường vì sinh tồn và tiện lợi mà thay đổi hướng chảy của sông ngòi , tạo nên những con sông nhân tạo, kênh đào nhân tạo là một ví dụ nổi bật.
  • Trước khi giao thông đường bộ của con người phát triển thì giao thông đường thủy là công cụ đi lại chủ yếu. Để thuận tiện trong việc si chuyển , con người đã khai thông kênh đào, còn về hình dạng , đa số đều có hình thẳng.
  • Từ đó có thể thấy, cũng là sông ngòi nhưng lại có những chiếc áo khác nhau, cũng giống như việc chúng ta mặc nhiều bộ quần áo khác nhau, mỗi bộ đều có một nét độc đáo riêng của nó.
  • Hình dạng các con sông khác nhau là do nhiều nguyên nhân khác nhau và cũng gây ảnh hưởng khác nhau tới con người . Chỉ cần chúng ta có ca1ci nhìn tổng quan , biết về nguyên nhân hình thành của chúng là sẽ có thể lợi dụng và bảo vệ chúng rất tốt.
  • Các dòng sông có thể không đóng vai trò  thực sự thiết thực trong cuộc sống của bạn, nhưng việc bảo việc nguồn nước, giữ vệ sinh môi trường lại là trách nhiệm của mỗi người. Do đó, bảo vệ các dòng sông là trách nhiệm của mọi người, đừng ném rác bừa bãi xuống sông ngòi , các bạn nhé.

Nhánh sông lớn nhất của Trường GIang - Hán Thủy

  • Trong hệ thống các dòng chảy khổng lồ của Trường GIang, bạn biết nhánh sông nào dài nhất không ? Đáp án chính là sông Hán, hay còn gọi là Hán Thủy, bắt nguồn từ một dãy núi của tỉnh Thiểm Tây
  • Sông Hán là con sông nhánh lớn nhất trong lưu vực sông Trường Giang , cũng là một trong những cái nôi văn hóa của dân tộc Hán, cùng với Trường Giang, Hoàng Hà, sông Hoài, được mệnh danh là "Giag Hoài Hà Hán ". Hán Thủy có phần thượng lưu từ Đơn Giang Khẩu trở lên, lòng sông nhỏ hẹp, dài khoảng 925 km , phần trung du là từ Đơn GIang Khẩu tới Đồng Tường , lòng sông rộng hơn, nhiều bãi cát , dài khoảng 270 km, từ Đồng Tường tới Hán Khẩu là hạ lưu sông, dài khoảng 382 km , chảy có đê ngăn nước.

Sông nội địa

  • Một dòng sông nhỏ trong quá trình chảy của m2inh sẽ nhập vào một dòng sông lớn hơn và cuối cùng là đổ ra bie3n, hoàn thành toàn bộ quá trình của dòng chảy. Nhưng có một số dòng chảy trong quá trình đó không những không có ượng nước mới thêm vào mà còn dần dần giảm bớt lượng nước, cuối cùng chảy và hồ hoặc biến mất . Những con sông không hoàn thành một quy trình dòng chảy của mình như thế này được gọ là sông nội địa, hay sông nội lưu .
  • Sông nội địa thường phân bố ở những khu vực khô hạn, các con sông nội địa này vì sao lại bị ngắt dòng ? có rất nhiều nguyên nhân, chủ yếu là do cấu tạo địa chấ, đặc điểm địa hình, khí hậu và nhân tố con người.
  • Trong phương diện cấu tạo địa chất, khu vực khô hạn có nhiều vách đá, cát và sa mạc, bởi vì đất cát khô và xốp, khiến phần lớn lượng nước ở các con sông này bị thẩm thấu vào đất cát, do đó lượng nước càng ngày càng ít, đương nhiên không thể nào kéo dài hành trình của mình .
  • Trong phương diện đặc điểm địa hình, bởi vì chịu tác dụng của lực trái đất, sông nội địa sẽ chảy về nơi tương đối thấp. Thông thường những nơi thấp ở khu vực khô hạn đều là những nơi tương đối nặng của vỏ trái đất, lượng cát tích lũy mỗi năm ngày càng nhiều. Sông nội địa một khi chảy qua khu vực này , sẽ không thể chảy ra được nữa.
  • Nhân tố khí hậu là nguyên nhân chính tạo ra các con sông nội địa. Với địa hình khu vực Tây Bắc Trung Quốc vì ở cách xa biển xung quanh lại có núi cao ngăn cản, gió mùa không thể mang không khí ẩm ướt từ Thái Bình Dương, Đại Tây Dưng hoặc Ấn Độ Dương vào nơi này, các tầng mây gây mưa cũng không thể hình thành trên không, khiến lượng mưa hàng năm ở đây rất ít , chỉ khoảng 200- 300 cm. Như sa mạc Taklimakan ở Tây Tạng, lượng mưa hàng năm chưa tới 10 cm, có lúc thậm chí mấy năm liền còn không có hạt mưa nào .
  • Những dãy núi cao đứng sừng sững giữa những vùng đồng bằng hoang dã với độ cao so với mực nước biển lên tới 3000 m. Ở trên những sườn núi cao và đón gió đó, gió màu ẩm ướt sẽ bị ngưng tụ thành nước, do địa hình vùng núi cao có khí hậu thấp, nước nhanh chóng lại bốc hơi thành hơi nước, thế là những giọt nước hiếm hoi tích tụ lại này sẽ chảy theo dốc núi, tích thành sông, bắt đầu hành trình của mình từ một nơi khô hạn và cuối cùng chảy vào hồ hoặc biến mất.
  • Trong nhân tố con người, mặc dù con người không thể điều khiển được khí hậu, nhưng mấy năm gần đây, lượng người di cư vào vùng Tây Bắc Trung Quốc ngày càng tăng, vì cuộc sống, họ buộc phải trồng trọt canh tác, mà để có thể trồng trọt canh tác thì phải có nguồn nước tưới tiêu. Để đảm bảo cho nguồn nước tưới này, con người buộc phải "giành giật " nước với ông trời . Con người nơi đây vốn hay đào giếng lấy nước, sau đó vì sự du nhập của khoa học kỹ thuật mới, họ đua nhau xây dựng các đạp dẫn nước từ trên thượng lưu sông xuống. Ở gần các đập dẫn nước này bắt đầu có sự sống, nhưng vùng hạ lưu sông lại thiếu nước, khiến dòng chảy của sông càng bị rút ngắn, khiến các hồ cũng vì không có nước mà dần dần khô kiệt , cuối cùng trở thàh một vùng đất khô hạn không sự sống .

Sông nội địa dài nhất Trung Quốc

  • Tháp Lý Mộc theo ngôn ngữ của dân tộc Suy Ngô Nhĩ là nơi hội tụ dòng chảy. Sông Tháp Lý Mộc chính là con sông nội địa dài nhất Trung Quốc , vùng thượng lưu của nó nhận nước từ núi Côn Lôn, cao nguyên Pamir và núi tuyến Thiên Sơn. DÒng chảy chính Diệp Nhĩ Khương của sông Tháp Lý Mộc bắt nguồn từ dòng sông băng ở gần đỉnh Dusiteng của núi Côn Lôn. Nếu tính ừ thượng nguồn sông Diệp Nhĩ Khương tới Đại Tây Hải Tử thì nó dài khoảng 2000 km , diện tích lưu vực sông vào khoảng 198000 km vuông . Các nhánh sông ở vùng thượng lưu sông Tháp Lý Mộc rất nhiều, bao quanh toàn bộ vùng sa mạc Gobi

Địa hình bậc thang

  • Khi bạn ngồi trên ô tô đi tới những núi cao , men theo những con đường núi vòng vèo đi dần lên trên, bạn sẽ phát hiện cảnh tượng bên ngoài cửa sổ rất đẹp. Ở giữa những dãy núi bao quanh, hai bên đường núi là những ruộng bậc thang với độ rộng hẹp, cao thấp khác nhau.
  • Nếu quan sát kỹ càng, bạn còn phát hiện vùng đất có thể trồng trọt và những ngôi nhà nơi đây có đặc sắc riêng, chúng không chỉ song song với dòng chảy của sông mà còn dựa sát vào sông, độ cao vào khoảng vài mét hoặc vài chục mét, bề mặt của nó có sự khác biệt với lòng sông, hơn nữa bề mặt thường có hình bậc thang, số lượng bậc nhiều ít không cố định .
  • Từ đó có thể thấy, những vùng đất bằng phẳng ở hai bên bờ sông, giữa các ngọn núi được hình thành do dòng sông bồi đắp hoặc cắt ngang. Các nhà địa lý học gọi những nơi này là bậc thang sông. Qua phân tích, địa hình bậc thang có thể chia thành hai loại : đối xứng và không đối xứng.
  • Việc hình thành các bậc thang đối xứng là do dòng chảy của sông thẳng, hai bên bề sông địa hình bằng phẳng, lượng bùn bồi đắp dưới lòng sông tạo ra các bậc thang này, diện tích của nó tương đối rộng.
  • Các bậc thang không đối xứng được hình thành chủ yếu là do dòng chảy của sông gấp khúc, không thẳng, khi dòng chảy đi qua, vì sức chảy mất cân bằng, sức mạnh xâm thực và tích tụ của hai bên bờ không giống nhau khiến diện tích mặt phẳng ở hai bên có sự khác biệt, hơn nữa khả năng kéo dài của nó cũng bị hạn chế.
  • Vì ba vai trò của sông ngòi luôn được thực hiện trong một thời gian dài, cuối cùng thể hiện ra ở sự khác nhau giữa hai bên bờ sông. Thời kỳ nước lũ, một lượng bùn đất lớn từ thượng lưu đổ về với khí thế mạnh mẽ, sức mạnh của nó có thể phá hủy chất đi kèm trong nước sẽ làm gia tăng khả năng xâm thực của dòng chảy, khiến lòng sông càng sâu hơn. Sau khi nước lũ rút , lưu lượng của dòng chảy dần dần quay lại bình thường, các bậc thang có sự thay đổi so với hai bên bờ sông.
  • Tuy nhiên , những vùng đất này vì sao lại thường có hình bậc thang ?
  • Các nhà địa lý học chỉ ra rằng: hoạt động mang tính tách rời ở giữa vỏ trái đất lúc nhanh lúc chậm, làm tăng khả năng xói mòn của sông các vật chất trong nước như bùn đất ... sẽ chìm nhiều xuống lòng sông, nếu nước ngừng hoạt động, dòng nước sẽ tiến hành hoạt động xâm thực, tích tụ ở hai bên bờ sông, hai bên bờ sông từ đó sẽ hình thành những mặt phẳng có dạng hình thang .
  • Theo như cách nói này thì những bậc thang càng gần sông, độ tuổi lại càng ít, ngược lại, các bậc thang càng cách xa sông thì độ tuổi càng cao .Tuy nhiên, quá trình này không phải nhanh chóng mà là kết quả hoạt động của vỏ trái đất hàng trăm triệu năm. Các nhà khoa học hiểu rõ về bí mật của những bậc thang này, thế là họ bèn lợi dụng số bậc thang ở hai bên bờ sông và sự khác biệt về độ cao tương đối của chúng để tìm hiểu thêm về sự vận động của vỏ trái đất.
  • Ở trên đã nói, các dòng sông trải qua thời gian dài xâm thực và tích lũy , lòng sông trở nên rộng và bằng phẳng hơn. Dưới sự ảnh hưởng của lục địa lên cao và mặt biển hạ thấp, khiến sức xâm thực của các dòng chảy này càng lớn, tạo ra những rãnh sông sâu và hẹp trên con đường ban đầu, khiến lòng sông sẽ cao lên trên mặt sông, hình thành một địa hình lên xuống không liên tục.
  • Dòng sông mới hình thành trải qua một khoảng thời gian nữa, lại lặp lại quá trình xâm thực, tích tụ, khiến lòng sông lại rộng ra, nông hơn. Nếu vỏ trái đất lại xảy ra biến động , lại hình thành một lòng sông mới, thềm sông mới. Cuối cùng sẽ tạo thành địa hình mà chúng ta nhìn thấy hiện nay.
  • Tóm lại, nguyên chú yếu hình thành các bậc thang ven sông là do tốc độ chảy của nước, các vật trong nước và lòng sông không ngừng mở rộng....

Sự vận động của vỏ trái đất

  • Sự vận động cấu tạo do nội lực của vỏ trái đất tác động, khiến các vật chất trong vỏ trái đất dịch chuyển được gọi là sự vận động của vỏ trái đất. Trên thực tế, nó là sự vận động bên trong vỏ trái đất của những vòng nham thạch tương đối lỏng chảy xuống bên dưới.
  • Bên dưới vòng nham thạch còn có một lớp đất rất mềm dễ bị biến dạng, khác với tầng vỏ cứng, đây chính là lớp quyển mềm. Vỏ trái đất có sự kết hợp chặt chẽ với phần trên cùng của lòng đất, hình thành vòng nham thạch, có thể vận động bên trên lớp quyển mềm. Trên bề mặt trái đất tồn tại rất nhiều dấu vết về sự vận động của vỏ trái đất, ví dụ như các vết đứt gãy, vết gấp, núi cao , bồn địa, núi lửa, đảo hoang... Đồng thời , vỏ trái đất vẫn không ngừng vận động , ví dụ như đại lục dịch chuyển , mặt đất cao lên và hạ thấp , động đất... đều là những hiện tượng do sự vận động của vỏ trái đất gây ra.

Lũ lụt

  • Những dòng nước đục ngàu hung dữ chảy mạnh  đi theo đó là những tiếng sóng đinh tai, thỉ thoảng lại cuộn lên những con sóng lớn mất lớp, trong giây phút, bao giờ đồng ruộng, thôn làng ngập trong biển nước. Đây chính là con ác mộng hàng ngàn năm nay của con người- lũ lụt.
  • Qua sự tìm hiểu của các nhà khoa học , nguyên nhân chủ yếu gây ra lũ lụt là do : lượng nước ở thượng lưu sông tăng lên đột ngột , hạ lưu sông lại vì lý do nào đó mà bị chặn, khiến nước không thông, khó có thể dung nạp một lượng lớn nước sông như thế, khiến sốc nước này tràn lên bờ, vượt qua các cả con đê chắn lũ, tràn ra xung quanh.
  • Chúng ta đều biết , một con sông muốn chảy mãi không cạn thì phải nhận được nguồn nước từ các nơi khác. Những nguồn nước thì các nơi khác. Những nguồn nước này có thể là nước mưa trên trời rơi xuống, có thể là nước ngầm dưới mặt đất , trong đó nước mưa là nguồn nước chính bổ sung cho lượng nước của các con sông. Nếu nước mưa có thể giáng xuống mỗi nơi với lượng trung bình thì lưu ượng nước ở sông sẽ luôn duy trì ở trạng thái ổn định, đương nhiên sẽ không xảy ra chuyện gì. Lượng mưa trung bình của Trung Quốc chịu sự ảnh hưởng của gió mùa, không thể cân bằng. Do gió mùa thường thổi vào khoảng màu hà và mùa thu, mang theo các đối khí lưu ẩm ướt từ biển vào đất liền, gặp đới hàn hàn lưu từ phía Nam xuống và gây ra mưa
  • Bởi vậy, mùa mưa ở các nơi đa số tập trung trong khoảng từ tháng 5 tới thang 10, lượng mưa chiếm khoảng 80% cả năm. Bởi vậy, cứ vào mùa hạ, những cơn mưa rào đổ xuống các con sông ở Trung Quốc , trừ đi một lượng ít nước mưa thấm vào trong đất đa số đề chảy từ nơi cao xuống thấp, cuối cùng chảy vào các dòng sông, khiến nước sông đột ngột tăng cao.
  • Ngoài ra, do dân số gia tăng, lương thực khan hiếm nên mọi người liên tục lên núi canh tác hoặc chặt gỗ làm nguyên liệu chết tạo vật phẩm sinh hoạt , khiến rừng bị chặt nhiều , thực vật bị phá hoại nghiêm trọng, đất tơi ra và mất khả năng giữ nước, không những làm tăng tốc độ chảy của nước mưa mà đất còn theo nước mưa trôi xuống sông, chìm dưới lòng sông vùng hạ lưu . Lâu dần , lòng sông dâng cao, tốc độ dòng chảy chậm lại. Thêm vào đó, con người liên tục tranh giành nước với tự nhiên, trải qua mấy thế kỷ tới nay, người ta đã xây dựng những con đập lớn nhỏ trên các dòng sông, khiến lưu lượng nước ở sông nhỏ lại, gây ra trở ngại, khi nước lũ tới, nó sẽ tràn lên bờ, gây ra lũ lụt.
  • Đã biết nguyên nhân gây ra lũ lụt thì phải tìm hiểu cách phòng chống lũ. Biện pháp hữu hiệu nhất chính là thường cuyên khơi thông sông ngòi, sửa chữa các con đê hai bên bờ sông, để nước sông đã chảy thuận lợi, tránh những nguy hiểm do lũ lụt mang lại.
  • Để đề phòng lũ lụt thì phài trị tận gốc . Sửa chữa và xây dựng kho chứa nước chỉ là một biện pháp  trị ngọn không trị gốc, hơn nữa di chứng nó để lại rất nghiêm trọng, ví dụ : khiến chất nước biến chất, sinh thái tự nhiên bị phá hoại .
Phương pháp điều trị tận gốc là gì ?
  • Chủ yếu là tăng cường bảo vệ môi trường sinh thái, cấm mọi người chặt cây, phá rừng bừa bãi, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, trồng rừng ngăn lũ, để tốc độ của nước mưa giảm bớt , tăng lượng thẩm thấu, từ đó làm giảm tỷ lệ xói mòn đất, lượng bùn trôi xuống sông giảm bớt...
  • Chỉ có như vậy mới có thể ngăn chặn được lũ lụt , bảo vệ sông ngòi , để những con sông luôn mang lại lợi ích cho con người .

Bạn đã từng nghe câu chuyện Đại Vũ trị thủy chưa ?

  • Đại Vũ là một nhân vật rất quan trọng trong lịch sử Trung Quốc , vương triều nhà Hạ mà ông xây dựng chính là vương triều đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc . Mặc dù vương triều nhà Hạ chỉ là một liên minh giữa các bộ lạc, không thể so sánh được với các vương triều chuyên chế nàh Tần, nhà Hán sau này, nhưng nó đã có hình thức của một quốc gia và khiến lịch sử Trung Quốc từ thời đại truyền thuyết đi vào thời gian tín sử .
  • Đại Vũ trị thủy là một trong những sự kiện lớn trong lịch sử Trung Quốc , mặc dù trên thế giới có rất nhiều truyền thuyết về lũ  lụt. Vì lũ lụt trên đất liền Trung Quốc vô cùng nghiêm trọng nên mới có câu thành ngữ "nước lũ như mãnh thú", cho rằng nước lũ còn đáng sợ hơn cả mãnh thú. Đại Vũ trị thủy, khiến mọi người có thể an cư lạc nghiệp, bởi được sự ủng hộ của rất nhiều bộ lạc , sau này đã trở thành lãnh tụ của liên minh các bộ lạc.

Các nguy cơ nguồn nước phải đối mặt

  • Nước là nguồn gốc của mọi sinh mệnh, không chỉ có vai trò quan trọng mang tính quyết định với sự tồn tại của loài người mà nó còn là một trong những vật chất không thể thiếu được của nhân loại. Ngày nay, nguồn nước của chúng ta lại đang phải đối mặt với rất nhiều nguy cơ.
  • Trong "Báo cáo khai thác nguồn nước thế giới" mà Liên hợp quốc công bố đã chi ra, nguye6nnha6n chủ yếu gây ra nguy cơ nguồn nước toàn cầu hiện nay là do quản lý không tốt, các vấn đề còn tồn tại bao gồm:
1. Lãng phí nghiêm trọng nguồn nước 
  • Trên thế giới có rất nhiều nơi vì các đường dẫn nước bị rò rỉ  hoặc bị lấy trộm phi pháp nên có tới 30 % tới 40 %, thậm chí là nhiều nước hơn bị lãng phí.
2. Khả năng khai thác nguồn nước của các nước đang phát triển còn hạn chế
  • Nước là nguồn quan trọng để tạo ra năng lượng. Các nước châu Âu đã sử dụng và khai thác được 75 % nguồn nước thủy điện: ở châu Phi, tỷ lệ khai thác nguồn nước còn rất thấp, có tới 60 % người không có điện để dùng.
3. Quy hoạch đầu tư tái chính vào nguồn nước chưa tốt 
  • Mấy năm gần đây , bình quân mỗi năm có khoảng 3 tỷ USD được đầu tư cho các bộ ngành quản lý nước, các tổ chức tài chính trên thế giới còn cung cấp khoảng 1,5 tỷ USD tiền vốn , nhưng chỉ có 12 % số vốn đó được dùng cho những người cần sự giúp đỡ thực sự, còn tỷ lệ vốn dùng để hỗ trợ các chính sách, kế hoạch và phương án sử dụng nước cũng chỉ chiếm 10 % .
  • Liên hợp quốc cho rằng , về cơ bản, nguy cơ mà nguồn nước trên thế giới đang phải đối mặt có thể nói là một nguy cơ chung về hệ thống quản lý, hệ thống này "quyết định người nào, lúc nào, thông qua phương thức gì có thể có được nước như thế nào , đồng thời quyết định người nào có quyền được sử dụng và cung cấp các dịch vụ liên quan đến nước "

Hồ nước ngọt lớn nhất thế giới

  • Great Lakes hay còn gọi là Ngũ Đại Hồ là nhóm 5 hồ nước ngọt nằm giữa nước Mỹ và Canada, theo thứ tự lần lượt từ trên xuống dưới là : Superia, Michigan, Huron, Erie và Ontario. Nguồn nước chủ yếu của Ngũ Đại Hồ là do băng tan mà thành . Thời kỳ kỷ Băng hà thứ tư, khu vực Ngũ Đại Hồ nằm gần trung tâm sông băng của labrado và đại lục Zinvadin, băng bao phủ dày tới 2400 m, lực xâm thực rất mạnh, vốn có một lớp đá mềm nằm bên dưới, dần dần bị băng xâm thực, nó lớn dần ra và trở thành hồ như ngày nay. Khi sông băng trên đại lục lùi  về sau, nước hồ tan ab8ng và tích tụ trong lòng đất, tạo thành mặt nước của Ngũ Đại Hồ .
  • Hồ Superia là hồ lớn nhất trong Ngũ Đại Hồ, cũng là hồ nước ngọt lớn nhất thế giới, hồ lớn thứ hai thế giới là biển Caspi (biển Caspi là hồ nước mặn ). Hồ Superia được nhà thám hiểm người Pháp phát hiện vào năm 1622 , tên hồ được lấy từ tiếng Pháp, có nghĩa là "Thượng hồ ".
  • Phía Đông Bắc hồ Superio thuộc lãnh thổ Canada , phía Tây Nam thì thuộc Mỹ . Mặt hồ kéo dài từ Đông sang Tây ước khoảng 616 km, mặt rộng nhất ở phía Nam Bắc rộng 257 km , độ sâu trung bình là 147 m, diện tích mặt hồ là 82103 km vuông, nơi sâu nhất lên tới 405 m , lượng nước tích lũy trong hồ khi cao nhất có thể đạt tới 12000 m khối nước.
  • Trên thế giới có khoảng 200 dòng sông chảy nước vào hồ Superio, những con sông lớn như sông Nipigon, sông St.Luis , đa số đều chảy vào từ ờ phía Bắc và bờ phía Tây, diện tích lưu vực không bao gồm diện tích mặt hồ ) vào khoảng 127700 m khối. Nước trong hồ chảy qua sông St.Mary , chảy vào hồ Huron, hai hồ có mực nước chênh nhau khoảng 6 m , dòng chảy rất gấp. Người ta đã xây dựng kênh đào Sault Ste Marie để đi vòng qua nơi có dòng chảy xiết, nối liền vận tải giữa hai hồ, thời kỳ vận tải trong năm kéo dài tới 8 tháng.
  • Các quần đảo chủ yếu ở trong hồ gồm có đảo Royal, quần đảo Apostle,  đảo St. Aeneas, trong đảo Royal là một trong những công viên quốc gia của Mỹ. Xung quanh hồ có nhiều rừng, phong cảnh rất đẹp, dân cư vắng vẻ. Nước hồ Superio trong vắt tới đáy, mặt hồ nhiều sóng gợn, quanh khu vực hồ , mùa đông trời lạnh , mùa hè thì mát.
  • Mùa câu cá và du lịch là những hạng mục vui chơi và phát triển chính của địa phương. Trong hồ có nhiều khoáng chất như sắt, bạc, đồng,... vô cùng phong phú , phân bố lần lượt ở Marquette, vịnh Thunder và ở vác khu vực phía Bắc và Nam hồ. Có nhiều vịnh cảng tự nhiên và nhan tạo, các cảng chủ yếu là vịnh Thunder của Canada và Tucker Bennet của Mỹ.

Đặc điểm của Ngũ Đại Hồ

Ngũ Đại Hồ ở châu Bắc Mỹ chủ yếu có các đặc điểm sau :
  1. Nhóm hồ nước ngọt lớn nhất thế giới , được mệnh dnah là "Địa Trung Hải" của Bắc Mỹ
  2. Vì có sự tham gia cả các đảo đá, vách núi nên đường nước trong hồ chảy xiết, có thác nước. Ở giữa hồ Erie và hồ Ontario hình thành thác nước Nicaragua cao 51m
  3. Lượng nước phong phú, ổn định 
  4. Kỳ đóng băng kéo dài, mỗi năm bị đóng băng khoảng 4-5 tháng.
  5. Hệ thống nước Ngũ Đại Hồ là một trong những hệ thống vận chuyển đường sông lớn nhất thế giới. Để nói liền các mực nước giữa các hồ, người ta đã khơi thông đường nước , giữa các hồ có thể đi lại với nhau bằng thuyền, tạo thành một hệ thống vận chuyển bằng sông rất lớn.

Biển sâu nhất thế giới

  • Trên bề mặt trái đất rộng lớn, có tới 70 % diện tích bị nước bao phủ, do đó còn có tên gọi là "hành tinh nước". 70 % nước này đa số là nằm ở các đại dương và biển lớn, đại dương chiếm phần lớn diện tích, biển chỉ là một phần rất nhỏ trong số đó.
  • Trong số các biển trên toàn thế giới, độ sâu và độ cao của mực nước biển khác nhau, trong đó biển có diện tích bề mặt lớn nhất, mực nước sâu nhất nằm ở phía Nam Thái Bình Dương, đó là biển Solomon.
  • Biển Solomon hay còn gọi là biển San Hô, tổng diện tích bề mặt vào khoảng 479,1 km vuông, to bằng nửa nước Trung Quốc , phía Tây của nó là Đại lục Australia , phía Nam của nó giáp với biển Tasman, phía Đông thì bị bao vây bởi quần đảo New Herbrides, quần đão Solomon và đảo lllian . Từ vị trí địa lý có thể thấy, nó là biển ven lục địa lớn nhất Nam Thái Bình Dương. Địa hình dưới đáy biển nghiêng từ Tây sang Đông, độ sâu của nước nằm trong khoảng 3000 tới 4000 m , nơi sâu nhất có thể tới 9174 m , do đó nó cũng là biển sâu nhất thế giới. Vì đảo San Hô nằm gần xích đạo nhiệt độ trong nước cao, quanh năm ở vào nhiệt đột trung bình khoảng 20 độ trở lên, tháng nóng nhất có thể lên tới 28 độ.
  • Xung qunah biển San Hô hầu như không có dòng chảy nào đổ vào , đó cũng là lý do vì sao vùng biển này ít bị ô nhiễm 
  • Nước biển San Hô trong vắt , có thể nhìn xuống đáy, ánh sáng dưới nước đầy đủ , thích hợp cho loài san hô sinh sống . Độ mặn của nước biển ở vào mức 27 -38 % , là môi trường lý tưởng để san hô sinh sống. Do đó cho dù là ở thềm lục địa hay các bãi cát ven lục địa hoặc là vùng nước nông ở biển đều có một lượng lón san hô sinh sống. Lâu dần chúng phát triển và hình thành rặng san hô. Những rặng san hô này khi thủy triều rút sẽ lộ ra trên mặt biển, tạo thành một kỳ quan thiên nhiên độc đáo của vùng biển nhiệt đới. Vi thế nên nó có tên là "Biển san hô ".
  • Các dải san hô phân bố rất rộng rãi trong biển San Hô, trong đó lớn nhất là rặng Great Barrier chạy dọc từ châu Úc theo hướng Đông Bắc, nó giống như một cái cầu vồng nổi trên mặt nước, xung quanh rặng san hô này có rất nhiều loài sinh vật sống chuyển động, kết hợp với màu sắc của những con san hô , khiến nơi này trong như một thế giới cổ tích đầy huyền ảo.
  • Ngoài ra , vì trong biển san hô có những đàn cá mập sống tập trung nên còn được gọi là "Biển cá mập". Cá mập nơi đây hoạt động tập thể, giống như kẻ bảo vệ biển San Hô, bảo vệ vùng biển xinh đẹp này.
  • Biển San Hô sâu nhất thế giới có phải là đẹp lắm không ? Bạn có mốn tới đó du lịch thưởng ngoạn không ?
  • Biển San HÔ ở vào vùng nhiệt đới, nhiệt độ nước biển lúc nào cũng ở vào khoảng 18 tới 28 độ gió nhỏ, mặt biển lặng, nước trong vắt, là một thắng địa du lịch rất nổi tiếng. Nếu có cơ hội hãy cùng bố mẹ tới thế giới San Hô xinh đẹp này để du lịch nhé.

Cây san hô và rặng san hô

  • Cây san hô giống như một công thức rút gọn trong biển, vô số những "con " san hô nhỏ xíu dùng tay và họng của mình không ngừng nuốt các loài vi sinh vật và phù du trong biển, từ d91 chúng hấp thu dinh dưỡng, khiến nước biển trong bắt, giúp biển đỡ bị ô nhiễm .
  • Rặng san hô không chỉ có vai trò bảo vệ bờ biển mà còn "cất giữ"một lượng lớn tài nguyên dầu và nhiều khoáng sản phong phú. Đá san hô là một loại đá có nhiều lỗ hổng , tính thẩm thấu mạnh, là nơi rất tốt để giữ dầu mỏ. Hiện nay, đã có hơn 10 rặng san hô được tiến hành khai thác dầu với trữ lượng ước tính khoảng hơn 5 tỷ dầu.

Kênh đào nhân tạo dài nhất thế giới

  • Kênh đào Nam Bắc hay còn gọi là kênh đào Kinh Hàng là kênh đào cổ đại dài nhất thế giới. Từ khi Tùy Dạng Đế khai thông kênh đào này, trải qua quá trình sửa chữa của các triều đại Đường, Nguyên, Minh, Thanh nó đã trở thành một con sông quan trọng giữa miền Nam và miền Bắc Trung Quốc . Tổng chiều dài của kênh đào lên tới hơn 1700 km , phía Bắc bắt nguồn từ Bắc Kinh , phía Nam tới Hàng Châu, đi qua các tỉnh Bắc Kinh, Thiên Tân, Hà Bắc , Sơn Đông, GIang Tô, Chiết Giang, cùng kết hợp với các sông như Hoàng Hà, Trường Giang , sông Hoài, sông Tiền. Đường để tạo thành một con đường giao thông ường sông vô cùng phát triển.
  • Thời cổ đại, cho dù là phương Đông hay phương Tây thì giao thông trên đất liền đều không phát triển như ngày nay, đường thủy là một phương tiện giao thông vừa tiết kiệm kinh tế lại vừa tiết kiệm sức lực , đã trở thành phương tiện giao thông chủ yếu. Vì địa thế của Trung Quốc là Tây cao, Đông Thấp, sông ngòi chảy từ Tây sang Đông, cuối cùng đổ ra biển khiến hàng hóa hai miền Nam Bắc không được lưu thông với nhau. Hàng hóa Nam Bắc muốn lưu thông thì phải dùng sức người xây dựng một tuyến đường vận chuyển .
  • Từ Nam Bắc Triều tới triều Tùy, phương Bắc chiến loạn triền miên, nơi nào cũng là cảnh tang thương, chết chóc, nhưng phương Nam vì đất đai màu mở , hoạt động thương nghiệp của con người càng ngày càng phồn vinh, phát triển. Tới đời nhà Tùy , mặc dù trung tâm chính trị đạt tại Trường An (thành phố Tây An ngày nay ), nhưng trung tâm kinh tế lại nằm ở miền Giang Nam, Tùy Dạng Để thích vẻ đẹp của phong cảnh Giang Nam cùng những sản vật phong phú nơi đó, bên lấy danh nghĩa của chính quyền, huy động nhân lực, vật lực trên toàn quốc, bỏ ra thời gian 20 năm để mà ra một kênh đào kéo dài từ Hàng Châu tới Bắc Kinh, đi qua Lạc Dương. Các triều đại Nguyên, Minh, Thanh, để đáp ứng nhu cầu thực tế, họ uốn thẳng con kênh, không còn đi qua Lọc Dương nữa, cách làm này đồng thời cũng thuận tiện cho việc quản lý phương Nam ,trên phương diện vận tải, cũng đạt được mục đích tiết kiệm thời gian và nó đã trở thành con kênh đào của ngày nay.
  • Thời kỳ đầu khi nhà Tùy mới lập quốc, chính quyền Trung ương không định đô ở Giang Nam, mục đích là vì muốn đề phòng sự xâm lược của dị tộc phương Bắc, sau đó, sau khi khai thông kênh đào Nam Bắc, hiệu quả quân sự càng trở nên to lớn. Bởi vi kênh đào có thể giúp quân đội Nam Bắc tập trung nhanh chóng, theo đường sông đi về phía Bắc, chi việc kháng địch hoặc bổ sung lương thực, thiết bị cho quân đội để tăng cường khả năng chống địch phương Bắc. Ba triều Nguyên , Minh, Thanh đã định đô ở Bắc Kinh, cũng chính là điểm cuối của kênh đào Nam Bắc, như thế càng có thể thể hiện được giá trị quân sự của kênh đào này còn lớn hơn cả giá trị kinh tế mà nó mang lại.
  • Ngày nay, giao thông đường bộ phát triển đã dần dần thay thế cho giao thông đường sông, địa vị của kênh đào Nam Bắc cũng dần giảm sút, nhưng là kênh đào nhân tạo dài nhất thế giới, giá trị kiến trúc của nó vẫn phát huy tác dụng, đây là điều mà không ai có thể phủ nhận được.

Kênh đào Kinh Hàng

  • Kênh đào Kinh Hàng là một công trình kiến trúc vĩ đại của người dân Trung Quốc thời cổ đại , là vật chất quý giá và tài sản tinh thần mà tổ tiên để lại cho con người 
  • Nó là "đường thủy hoàng kim " thứ hai của Trung Quốc , chỉ đứng sau Trường Giang , giá trị có thể sánh ngang với Vạn Lý Trường Thành , là con kênh nhân tạo dài nhấ và sớm nhất trên thế giới, dài gấp 16 lần kênh đào Suez và gấp 33 lần kênh đào Panama.
  • Kênh đào Kinh Hàng là con đường vận tải quan trọng thời cổ đại, có ảnh hưởng to lớn tới giao lưu kinh tế và văn hóa hai miền Nam, Bắc. Cùng với sự tiếng bộ của thời đại, kênh đào Kinh Hàng có một quãng sông được mở rộng và nạo vét, trở nên thẳng hơn, sâu hơn, liên tục cải thiện điều kiện vận chuyển đường thủy.

nen van minh co ai cap

Dòng sông rộng nhất thế giới

  • Sông Amazon nằm ở phía Bắc châu Nam Mỹ , là con sông có diện tích và lưu lượng nước lớn nhất thế giới. Bắt nguồn từ phía Đông dãy núi Cordillera thuộc rặng núi Andes trong địa phận ước Peru, nó có hai nhánh sông : một nhánh là sông Maranon thường được coi là nguồn nước chính của sông Amazon , nhánh còn lại là sông Rio Negro. Hai con sông này sau khi đi qua các dãy núi cao đã nhập lại thành một ở địa phận Peru
  • Sông Amazon có rất nhiều nhánh, uốn lượn quanh co đi qua 7 quốc gia ở châu Nam Mỹ chỉ có đoạn cửa sông của sông Negro tới Đại Tây Dương mới thực sự được người ta coi là sông Amazon .
  • Lưu vực sông Amazon vô cùng rộng lớn, phía Bắc bắt nguồn từ sông Branco, Brazil (5 độ vĩ Bắc ), phía Nam tới sông Ma Dera nằm ở phía Nam Bolivia (khoảng 20 độ vĩ Nam), phía Tây bắt nguồn từ sông Paute ở Cuenca , Ecuador (79 độ 31 phút kinh Tây ), phía Đông tới vịnh Marajo của Brazil (khoảng 48 độ kinh Tây ), toàn bộ lưu vực sông nằm trên vĩ độ 25 độ, kinh độ 31 độ 30 phút, diện tích lưu vực lên tới 69150000 km vuông , ước tính chiếm khoảng 39 % diện tích toàn châu Nam Mỹ trong đó diện tích các nhánh chảy qua đồng bằng Amazon vào khoảng 560000 km vuông , là đồng bằng lớn nhất trên thế giới.
  • Nếu lấy sông Maranon lá nguồn thì tổng chiều dài của sông Amazon là 6299 km , nếu lấy sông Rio Negro làm nguồn từ tổng chiều dài của nó là 6436 km , chỉ đứng sau sông Nil , là con sông dài thứ 2 thế giới.
  • Hầu hết toàn bộ khu vực nằm trong lưu vực sông để ở vùng khí hậu rừng nhiệt đới lượng mưa hàng năm trên 2000 ml, lượng nước vào cuối năm rất dồi dào, lưu lượng chảy bình quân mỗi của cửa sông là 220000 m vuông trên 1 giây, mùa nước lũ , lưu lượng này có thể đạt tới trên 280.000 m vuông trên 1 giây, là con sông có diện tích lưu vực rộng nhất, lưu lượng chảy lớn nhất thế giới. Nguồn thủy lực nơi đây vô cùng phong phú , nhưng vẫn chưa được khai thác hết.
  • Thượng lưu sông Amazon dài khoảng 2500 km , chia thành hai đoạn trên và dưới. Đoạn trên dà khoảng 1000 km , độ chênh lệch lên tới 5000 m , núi cao vực sâu , đường gập ghềnh khó đi, tạo ra nhiều thác nước dữ , đoạn dưới là đoạn sông có hai nhánh sông, lớn chảy vào hai cửa sông Amzaon , bởi vì đi qua đồng bằng Amazon , tốc độ chậm dần nên đoạn cuối rộng tới 2000m .
  • Đoạn trung du của sông Amazon chảy qua các nước Peru Colombia, Brazil , tổng chiều dài khoảng 2200 km
  • Phần hạ lưu sông dài 1600 km, thỉnh thoảng có những đoạn sông rất rộng và rất sâu, hai bên bờ có nhiều ruộng bậc thang, địa hình thấp, bằng phẳng , tạo thành phong cảnh vô cùng đẹp mắt
  • Lớp phù sa bên dưới cột trầm tích của sông Amazon đã nuôi dưỡng cả một vùng rộng lớn tới 65000 km vuông , diện tích lưu vực vào khoảng 7.050.000 km vuông , to gấp đôi lưu vực của bất cứ con sông lớn nào trên thế giới . Vì lượng nước trong sông Amazon rất lớn và ít bị ô nhiễm , nên có thể nói đây là dòng sông hiếm hoi trên thế giới đến nay vẫn chưa bị con người phá hoại .
  • Ủy ban tài nguyên nước thế giới thế kỷ XXI đã điều tra và chỉ ra : "Hiện nay, trên thế giới chỉ có hai con sông được coi là dòng sông khỏe mạnh ", Amazon là một trong hai dòng sông đó.

Các loài động thực vật ở sông amazon

  • Mưa nhiều, ẩm ướt , nhiệt độ cao là đặc điểm khí hậu ở lưu vực sông Amazon . Nơi này có loài cá nhiệt đới nước ngọt rất độc đáo , luôn thu hú sự quan tâm của những ngườ thích ngắm cá và các nhà sinh vật học.
  • Về thực vật , hoa lan , dây leo và nhiều loài thực vật kỳ lạ khác đua nhau sinh sống ở nơi đây, thu hút nhiều loài động vật như khỉ , con lười , anh vũ, bướm khổng lồ và vô số loài nhện khác .
  • Đồng thời, trong nước còn có cá trê, rùa nước ngọt , các loài động vật có vú như L trâu biển , các heo nước ngọt... trên mặt đất còn có 2500 loài cá và 1600 loài chim khác nhau

Đường hầm qua biển dài nhất thế giới

  • Eo biển English , hay còn được gọi là eo biển Măng sơ, nằm ở giữa nước Anh và nước Pháp. Toàn bộ vùng eo biển này bắt đầu từ phía Đại Tây Dương ở phía Tây, kéo dài sang Đông và thu hẹp dần lại, tạo thành hình mũi dùi, diện tích khoảng 890000 km vuông, độ sâu trung bình vào khoảng 45m tới 120 m. Nơi này là tuyến hàng hải quan trọng của quốc tế , các nước ở Tây Bắc châu Âu buộc phải đi qua nơi này mới có thể tiến hành hoạt động thông thương hoặc du lịch với Đại Tây Dương hoặc châu Á. Do đó, eo biển English lúc nào cũng có khoảng 40 con tàu to lớn đi qua hoặc neo đậu, khiến nơi đây trở thành eo biển phồn hoa với lượng giao thông dày đặc nhất thế giới. Tình hình giao thông của nó đã kéo dài từ năm 1983 tới nay với lượng vận chuyển thì không thể kể xiết , cả eo biển thường vì quá đông đúc mà không thể nào vận chuyển hàng hóa một cách bình thường 
  • Cho dù như vậy , eo biển Măng Sơ không phải là một nơi yên tĩnh , bởi vì sương mù độc đáo ở nước Anh thường khiến tàu bè đi lại trên eo biển này gặp khó khăn, tầm quan sát bị hạn chế , dễ xảy ra các vụ va chạm, khi nghiêm trọng thậm chí còn gây nứt tàu hoặc đắm tàu. Do đó , hai nước Anh Pháp vì bắt đắc dĩ nên đã cùng đầu tư 53 tỷ France Pháp để khai thông con đường hầm đi qua eo biển có chiều dài lớn nhất thế giới và mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất - đường hầm châu Âu. Ở dưới lòng biển của eo biển Măng Sơ, người ta đã có ý tưởng xây dựng một đường hầm từ năm 1803 . Nhưng khi đó , mọi người coi đây là một ý tưởng điên rồ không thể nào thực hiện được.
  • Năm 1957, chính phủ Anh và Pháp để đánh giá khả năng thực hiện đường hầm qua biển nên đã mời các chuyên gia địa chất tiến hành khảo sát địa chất nơi này trong một thời gian dài . Họ phát hiện ra rằng eo biển Măng sơ vốn dĩ nằm trên một núi lửa ngầm , bởi vì sau khi Kỷ Băng hà của trái đất kết thúc, một lượng lớn núi băng bị tan ra và bị nước biển nhấn chìm nên đã tạo thành hình dạng như ngày nay. Đa số các nơi dưới đáy biển là những lớp đá nham thạch cứng rắn, bởi vật khả năng xây dựng một đường hầm vượt biển là rất cao.
  • Thế là tháng 12 năm 1987 , con đường hầm châu Âu chính thức được khởi công , tháng 6 năm 1993 , nó hoàn thành và được thông xe, từ Sangatte của vùng Tây Bắc nước Pháp kéo tới ngoại núi Shakespeare ở phía Nam nước Anh, tổng chiều dài 53 km, trong đó phần đi qua đáy biển dài 37 km.
  • Trong con đường hầm châu Âu có 3 đoạn đường tàu song song. Khi chính thức thông xe , từ thủ đo Paris của Pháp tới thủ đô London của Anh, không cần phải mất tới 6 tiếng chờ tàu hoặc chuyển tàu nữa mà có thể lên thẳng chuyến tàu Ngôi Sao Châu Âu , đi qua eo biển Măng Sơ, tổng thời gian mất chưa đầy 3 tiếng là có thể tới nơi cần tới, thậm chí còn có thể lái xe lên tàu , khi tới nơi , lại lái xe đi lại trên mảnh đất mới .
  • Sau khi xây dựng đường hầm châu Âu, bình quân mỗi năm giải quyết được việc đi lại cho 400000 lượt người , lượng hàng hóa lên tới hơn 13000000 tấn, không chỉ khiến ngành thương nghiệp và du lịch của vùng Tây Bắc châu Âu và nước Anh thêm phát triển mà còn gia tăng lượng giao dịch xuất nhập khẩu, khiến cho ngành công nghiệp hai bên bờ eo biển Măng Sơ của Anh và Pháp cũng phát triển , đồng thời xây dựng một loạt các khu công nghiệp mới ở khu vực này.
  • Đường hầm châu Âu đã thực hiện ước mơ vượt qua đáy biển để đến bờ biển bên kia của con người , khiến khoảng cách giữa hai quốc gia càng thêm thu hẹp.
  • Chỉ cần chúng ta nỗ lực học tập các kiến thức khoa học, rất nhiều việc tưởng chừng không thể trên thế giới này cũng sẽ trở thành có thể.

Eo biển English

  • Eo biển English là eo biển ngăn cách nước Anh với châu Âu. Trong đó khu vực hẹp nhất của nó là eo Dover, chỉ rộng 34 km . Trong lịch sử đã từng có nhiều xung đột quân sự và các trận hải chiến xảy ra ở eo biển này.
  • Eo biển English (bao gồm cả eo biển Dover ) là một eo biển hẹp ngăn cách đảo Great Head với đại lục châu Âu , là eo biển nhỏ nhất của châu Âu, cũng là điểm phòng ngự tự nhiên của đảo Great Head. Đảo Great Head ban đầu nối liền với đại lục châu Âu, sau đó do ảnh hưởng của vận động kiến tạo cùa núi Alps , hai bên bờ eo biển Dover bắt đầu đứt gãy , khu vực eo biển dần dần hạ xuống , nước biển tràn lên, tạo thành hình dạng chia cắt hai bờ như hiện nay. Ngày nay , hai khu vực ở quanh eo biển này vẫn đang dần dần chìm xuống .

Nguy hại của ô nhiễm nguồn nước

  • Ô nhiễm nước ảnh hưởng tới cuộc sống của con người, phá hoại sinh thái, trực tiếp gây nguy hại tới sức khỏe của con người . Ảnh hưởng của nó nghiêm trọng như thế nào , chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé .
Nguy hại tới sức khỏe
  • Sau khi nước bị ô nhiễm , thông qua hình thức uống hoặc qua thức ăn, đi vào cơ thể con người, gây ra hiện tượng trúng độc cấp hoặc mãn tính. Các chất như thạch tín , chì, antium... trong nước có thể gây ra các chứng bệnh ung thư, còn các ký sinh trùng, virus gây bệnh có trong nước sẽ gây ra nhiều căn bệnh truyền nhiễm và giun sán
Nguy hại đối với sản xuất công nông nghiệp 
  • Nước sau khi bị ô nhiễm , công nghiệp sử dụng nước này sẽ phải đầu tư thêm chi phí xử lý, làm lãng phí tài nguyên, năng lượng, nông nghiệp sử dụng nước ô nhiễm khiến sản lượng nông sản giảm, chất lượng cũng thấp, thậm chí còn khiến người và gia súc nhiễm động , cả một cánh đồng lớn bị ô nhiễm , làm giảm chất đất.
Nguy hại tới dinh dưỡng của nước 
  • Oxy trong nước có một độ hòa tan nhất định , không những là điều kiện để các sinh vật sinh sống trong nước mà còn có tác dụng chuyển hóa, phân giải các chất bẩn trong nước. Việc bài tiết nước bẩn sinh hoạt khiến các chất hữu cơ trong nước bị phân giải , giải phóng ra nguyên tố dinh dưỡng, thúc đẩy các loại tảo sản sinh, khiến oxy trong nước bị ảnh hưởng, lượng oxy hòa tan trong nước giảm , thậm chí còn xuất hiện những khu vực không có oxy, cuối cùng khiến các loài thủy sinh vật trong nước bị chết , tạo thành "hồ chết ", "sông chết ", "biển chết " hoặc trở thành các vùng đầm lầy . Hiện tượng này gọi là "sự dinh dưỡng tốt trong nước "(eutrophication ). Nước có dinh dưỡng tốt thường có mùi thối , màu tối, nhiều vi khuẩn, chất nước xấu, không thể sử dụng trực tiếp.

Các lớp hình thành thổ nhưỡng

  • Thổ nhưỡng là một lớp vật chất tơi xốp nằm trên bề mặt trái đất, cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho mọi sự sinh tồn của con người và động thực vật. Do đó, chúng ta cần phải tìm hiểu sâu hơn về nó .
  • Phương thức phát triển thổ nhưỡng là do chịu "tác dụng phong hóa  (xói mòn )" và "tác dụng phân hóa lớp đất ", sau đó mới hình thành thổ nhưỡng thực sự. Có hai tác dụng
Tác dụng phong hóa sinh học 
  • Rễ thực vật ăn sâu vào tầng có nhiều hạt khoáng chất, phần còn lại của thực vật thì nổi lên trên bề mặt đất, sau đó do sự di chuyển của động vật , khiến các khoáng chất hữu cơ được trộn lẫn với nhau , đồng thời sự xâm nhập của vi sinh vật, qua tác dụng tập hợp và phân giải các chất tiết ra khiến độ hòa tan và sự phân giải của các khoáng chất thay đổi , các tác dụng sinh học và hóa học khiến khoáng chất sinh ra nhiều vật chất không ổn định dễ bị xói mòn và di chuyển 
Tác dụng phân hóa lớp đất 
  • Các lớp đất vì được nước mưa hoặc nước băng tuyết tan ra thẩm thấu vào nên có tác dụng rửa trôi , khiến các vật chất ở lớp trên cùng bị trôi xuống lớp đất bên dưới, do vậy các lớp đất có thể chia thành lớp bị rửa và lớp nhận, hai lớp này sẽ tạo thành đất, ngoài ra còn một lớp đất nữa không bị ảnh hưởng bởi quá trình gột rửa này gọi là lớp đất cái. Mức độ phát triển của mặt cắt thổ nhưỡng được căn cứ theo mức độ rõ ràng của các lớp đất, chia thành 3 giai đoạn : đất trẻ , nghĩa là đất chưa phát triển hoàn chỉnh, đất chưa trưởng thành, nghĩa là phát triển chưa rõ ràng , đất trưởng thành , nghĩa là đất đã phát triển rõ ràng thành các lớp 

Nhân tố khí hậu trong việc hình thành thổ nhưỡng

  • Ảnh hưởng của khí hậu đối với việc hình thành thổ nhưỡng được chia thành hai phương diện là trực tiếp và gián tiếp
  • Ảnh hưởng trực tiếp là chỉ sự trao đổi nước và nhiệt lượng thường xuyên diễn ra giữa thổ nhưỡng và khí hậu , gây ảnh hưởng tới tình hình nước, nhiệt độ của đất, các tính chất của quá trình vật lý, hóa học trong đất
  • Một ví dụ rất nổi bật là : từ một nơi hoang mạc khô cằn hoặc một nơi có nhiệt độ thấp tới khu vực rừng nhiệt đới độ ẩm cao, mưa nhiều, cùng với sự thay đổi nhiệt độ, lượng mưa, hơi nước bốc hơi và các nguyên nhân khác, những tàn tích hữu cơ ngày càng nhiều, sự phong hóa sinh học và hóa học ngày càng mạnh, vỏ phong hóa ngày càng dày.

Tầm quan trọng của thổ nhưỡng

  • Thổ nhưỡng có độ phì nhiêu nhất định là lớp đất tơi xốp thích hợp cho thực vật phát triển, trong thổ nhưỡng có cả khoáng chất và các chất hữu cơ, quá trình hình thành thổ nhưỡng vô cùng lâu dài , lớp thổ nhưỡng dày 2,5 cm trên bề mặt cần tới hơn 100 năm mới có thể hình thành, nếu ở những nơi cằn cỗi thì thời gian cần tới còn lâu hơn. Lớp thổ nhưỡng này có tầm quan trọng như thế nào đây ?
  • Thổ nhưỡng được hình thành bởi khoáng chất , chất hữu cơ, nước và không khí. Khoáng chất và chất hữu cơ là ở dạng rắn, trong đó, tỷ trọng của khoáng chất là lớn nhất , là cơ sở của thổ nhưỡng . Các hạt khoáng chất tùy độ lớn nhỏ của chúng mà có thể chia thành hạt cát , limon, sét. Đất phì nhiêu nghĩa là tầng trên có nhiều limon, tầng dưới kết dính, khe hở nhỏ , có khả năng giữ nước , giữ phù sa , giữ ấm.
  • Chất hữu cơ trong thổ nhưỡng chủ yếu tập trung ở ngoài cùng , là một thành phần quan trọng của thổ nhưỡng , gây ảnh hưởng trực tiếp tới việc hình thành độ phì nhiêu và sự phát triển của đất. Thông thường người ta hay coi hàm lượng chất hữu cơ trong đất là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá độ phì nhiêu của đất cao hay thấp.
  • Chất hữu cơ trong đất bao gồm các tàn tích sinh vật còn sót lại trong thổ nhưỡng và những chất mùn được hình thành qua sự phân giải của vi sinh vật có trong đất. Chất mùn thường kết hợp với khoáng chất có trong đất , trong điều kiện nhất định , chúng dần dần phân giải, giải phóng ra khí Nito , cung cấp cho thực vật hấp thu, đồng thời còn giải phóng ra khí cacbonic để giúp cây quang hợp 
  • Thành phần nước và không khí trong đất có tính lưu động rất lớn, sự vận động và thay đổi tỷ lệ của chúng có ảnh hưởng lớn tới độ phì nhiêu của đất. Khi không đủ nước , thực vật sẽ bị khô, nếu nước quá nhiều , không khí bị đẩy ra ngoài khiến nhiệt độ của đất giảm xuống, gây thiếu không khí trong thời gian dài, độ phì nhiêu của đất giảm. Mà trong điều kiện thổ nhưỡng thoáng khí, các hạt giống mới có thể nảy mầm, mọc rễ và phát triển khi đó sự hoạt động của các vi sinh vật trong đất mới phát triển. Do đó , tính chất của thổ nhưỡng tốt hay xấu có mối liên hệ mật thiết không thể tách rồi với ba yếu tố là nước , không khí và nhiệt độ.
  • Thổ nhưỡng là một hệ thống sinh thái độc lập , có mối quan hệ trao đổi vật chất năng lượng liên tục với môi trường xung quanh . Các vật chất và năng lượng đi vào thổ nhưỡng, mặt khác lại có tác dụng với môi trường bên ngoài tạo nên đặc tính phì nhiêu cho thổ nhưỡng.
  • Thổ nhưỡng có mối quan hệ vô cùng mật thiết với con người, bởi vì con người muốn tồn tại buộc phải phát triển nông nghiệp để có thức ăn. Sản xuất nông nghiệp trước tiên là trồng trọt với thổ nhưỡng là cơ sở vật chất, các sản phẩm nông nghiệp đều sinh sôi , nảy nở từ đất, thông qua phần rễ hút dưỡng chất và nước từ đất mới tiếp tục sinh sôi và phát triển . Tiếp theo , con người nuôi dưỡng động vật củng phải lấy thực vật làm thức ăn.
  • Để phát triển sản xuất nông nghiệp , mọi người buộc phải coi trọng việc khai thác nguồn đất , lợi dụng và cải thiện tốt nguồn đất. Khi con người biết sử dụng đất một cách hợp lý , chắc chắn sẽ khiến độ phì nhiêu trong đất không ngừng tăng cao , ngược lại sẽ khiến đất ngày càng cằn cỗi.

Tác dụng quang hợp của thực vật

  • Quang hợp là để chỉ quá trình các loài thực vật (có màu xanh ) thông qua lá của mình , sử dụng ánh sáng mặt trời để hấp thu khí cacbonic và nhả ra kí oxy. Quang hợp có hai giai đoạn :
Giai đoạn phản ứng sáng
  • Phản ứng hóa học của giai đoạn này được tiến hành trong nang của lá cây
Giai đoạn phản ứng tối
  • Phản ứng hóa học của gia đoạn này có thể tiến hành khi không có ánh sáng 
Phản ứng hóa học trong giai đoạn phản ứng tối được tiến hành trong chất nền của lá cây
Phản ứng sáng và phản ứng tối là một quá trình hoàn chỉnh của thực vật, khi tiến hành quang hợp, cả hai phải ứng này đều có mối quan hệ mật thiết với nhau

Thổ nhưỡng chia thành mấy lớp

  • Trước khi hình thành, trái đất là một quả cầu lửa khổng lồ với nhiệt độ rất cao, sau đó, nó dần dần nguội đi, trải qua hàng trăm triệu năm, các nham tương có nhiệt độ cao trên bề mặt trái đất ngưng tụ lại tạo thành lớp nham thạch vô cùng cứng rắn, trả thành nguồn ốc ban đầu của thổ nhưỡng, được gọi là "lớp cơ sở (cơ thạch )".
  • Lớp nham thạch có thể tích khổng lồ này qua hàng trăm nghìn năm chịu tác dụng xâm thực hai tầng của mưa và gió, kết cấu vững chắc của nó dần bị nứt ra thành những hòn đá vụn , cuối cùng trở thành các hạt đá nhỏ bằng hạt cát và đất .
  • Các hạt cát đã phải chịu sự xâm thực của mưa và gió dần dần xốp ra, do đó có thể khiến không khí và nước đi sâu vào giữa, thu hút các vi sinh vật sinh sôi , phát triển . Dần dần, phần nước ở giữa những hạt cát này tăng lên , tạo thành chất đất tương đối phì nhiêu, tầng hạt cát này được gọi là "lớp đất cái ". Trong lớp đất cái này thiếu dưỡng chất nên chỉ phù hợp với một số ít loài thực vật có khả năng sống dưới độ sâu 50- 60 cm tính từ bề mặt đất. Tầng này ít chịu ảnh hưởng bởi khí hậu trái đất , đồng thời cũng tương đối kết dính, quá trình chuyển hóa chất đất chậm, các chất dinh dưỡng có thể cung cấp ít nên sự phân bố rễ thực vật tương đối ít , do đó con người thường gọi phần thổ nhưỡng này là "đất sống  "hoặc "đất chết".
  • Nằm trên lớp đất này là lớp đất có các vật chất hòa tan từ mặt đất ngấm xuống qua nước mưa, được gọi là "lớp đất giữa "
  • Nó gồm có tầng bồi tích, tầng phong hóa, tầng nham thạch. Trong vùng thổ nhưỡng canh tác, kết cấu của lớp đất giữa thường rất kém, hàm lượng dưỡng chất thấp, rễ thực vật ít. Lớp đất giữa được canh tác khô ( hạn canh ) thường vẫn giữ được hình thái và tính chất của tầng bồi tích tự nhiên trước khi canh tác, ít chịu ảnh hưởng bởi sự thay đổi của canh tác. Trong đó "tầng phong hóa " không ngừng có những sinh vật bậc thấp sinh sôi, chết đi khiến lượng lớn các xác sinh vật được hình thành , tầng này cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết cho thực vật bậc cao sinh trưởng. Sau khi các thực vật bậc cao chuyển sang tầng phong hóa, vì thể tích và tốc độ mọc cành của các thực vật này nhanh hơn thổ nhưỡng, hơn nữa lại có thể thông qua lá cây và rể để hấp thu ánh mặt trời , nước dưới đất , cacbonic và các muối vô cơ, tạo dưỡng chất cho cơ thể mình. Thêm vào đó là nhiều lá cây rụng và các chất hữu cơ khác dưới mặt đất tập trung và phân giải thành chất mùn , đi vào tầng phong hóa, tạo ra "tầng bồi tích "
  • Chúng ta biết chất mùn chính là nguồn phì nhiêu chính của thổ nhưỡng , phù hợp cho thực vật sinh trường nên còn được gọi là "lớp đất bề mặt ", thông thường lớp đất bề mặt có thể chia thành tầng trên và tầng dưới, tầng trên chủ yếu là tầng canh tác, rất phù hợp cho việc trồng trọt, còn được gọi là "tầng lọc nước ", là thổ nhưỡng canh tác, độ ph2i nhiêu , khả năng canh tác và sản xuất ở tầng này là tốt nhất, trong rừng, tầng này còn được gọi là "tầng lá rơi " vì nó tích tụ rất nhiều lá rụng . Tầng dưới bao gồm phần cao nhất của "tầng đáy" và tầng đất giữa , là thổ nhưỡng bán canh tác nên còn gọi là "tầng bán canh tác". Tầng đấy nằm dưới tầng canh tác, dày khoảng 6-8 cm . Tầng đáy điển hình có chất đất rắn , mật độ lỗ hổng ít, ít lỗ hổng to, nhiều lỗ hổng nhỏ, khả năng thoáng khí kém, khả năng thấm nước cũng kém, kết cấu thường có dạng phiến. Tầng này thường được hình thành do trong quá trình cày cuốc , lớp đất ở bên trên bị đẩy xuống dưới , qua trời mưa , tưới tiêu khiến các hạt đất bị bồi tích mà thành. Tầng canh tác là tầng thổ nhưỡng chịu ảnh hưởng mạnh nhất của việc canh tác, bốn phân, tưới tiêu , độ dày thường vào khoảng 20 cm . Tầng canh tác thường vì ảnh hưởng của hoạt động sản xuất , sinh vật bề mặt và khí hậu nên tơi xốp , nhiều lỗ thoát , khả năng thẩm thấu tốt , nhiệt độ thay đổi nhiều, vật chất chuyển hóa nhanh, có nhiều dưỡng chất. Rễ thực vật chủ yếu tập trung ở tầng này, ước tính chiếm khoảng 60% trở lên
  • Trong quá trình hình thành thổ nhưỡng , vì chịu nhiều ảnh hưởng của các nhân tố, không phải mọi mảnh đất đều có tầng cơ sở, tầng đất cái, tầng phân hóa, lớp đất bề mặt... Có một số mảnh đất thiếu hai tầng cơ bản. Dưới sự ảnh hưởng của khí hậu và môi trường thực vật khác nhau, các tầng thổ nhưỡng cũng có sự khác biệt , do đó hình thành các loại thổ nhưỡng khác nhau.
  • Đương nhiên, các loại thổ nhưỡng khác nhau có tác dụng với môi trường và giá trị sử dụng với con người khác nhau. Chỉ sau khi đã có cái nhìn rõ nết về sự hình thành các lớp đất , chúng ta mới biết sử dụng đất thế nào cho hợp lý .
  • Với những người yêu thích tự nhiên, bạn hãy mang theo một cái xẻng và cái chậu hoa nhỏ ra ngoài vườn lấy một lượng đất thích hợp, sau đó trồng một loài cây nhỏ mà bạn thích . Quá trình xới đất , tưới nước, bốn phân và nhìn cây lớn dần từng ngày một chắc chắn là vô cùng thú vị đấy.

Điều kiện sinh trưởng của thực vật trong thiên nhiên

  • Thực vật muốn sinh trưởng tốt trong môi trường thiên nhiên cần có nhân tố bên trong và nhân tố bên ngoài : nhân tố bên trong là gen, chỉ việc phải lựa chọn những cây giống tốt thì mới đảm bảo cho việc sinh trưởng, nhân tố bên ngoài là chỉ các vật chất và năng lượng mà thực vật có thể trao đổi với thế giới bên ngoài , thực vật cần có không gian sinh tồn thích hợp.
  • Rất nhiều nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển , sinh trường của thực vật, đa số chia thành nhân tố hình thành sản lượng và nhân tố bảo đảm sản lượng. Nhân tố hình thành sản lượng lại có thể chia thành : dưỡng chất, nước, khí hậu, nhiệt độ, ánh sáng và không gian... 6 nhân tố hình thành sản lượng này kết hợp với nhau, nâng cao sản lượng của thực vật trong điều kiện có sự vân bằng giữa các nhân tố. Một khi nhân tố nào đó quá nhiều hoặc không đủ đều sẽ ảnh hưởng tới sản lượng và phẩm chất của thực vật. Nhân tố bảo đảm sản lượng chủ yếu là chỉ việc trừ sâu, cỏ dại, chúng đảm bảo cho sản lượng đã hình thành không bị giảm bớt vì phải chịu những tổn thất không đáng có .

Sự hoang mạc hóa của thổ nhưỡng

  • Hiện nay lượng đất bị hoang mạc hóa trên trái đất mỗi năm phát triển với tốc độ từ 50 tới 70 nghìn km vuông . Theo thống kê, trên 40% diện tích lục địa bị ảnh hưởng bởi sự hoang mạc hóa, khiến hơn 100 triệu người cũng phải chịu ảnh hưởng. Theo phân tích của các nhà khoa học, các khu vực bị hoang mạc hóa tập trung ở những nơi khô hạn và bán khô hạn
  • Trên trái đất có rất nhiều nhân tố sinh tồn quan trọng không thể thiếu, tầng thổ nhưỡng là một trong số đó. Chúng ta cần dựa vào đất để trồng trọt , chăn nuôi , các sinh vật khác cũng phải dựa vào đất để đi lại hoặc tìm kiếm thức ăn. Nếu không có đất, có nghĩa là chúng ta đã mất đi một phần lớn thức ăn đảm bảo cho việc sinh tồn, con người hoặc các loài sinh vật khác khó có thể tồn tại 
  • Nguyên nhân gây ra các hậu quả như trên là do sự hoang mạc hóa của đất đai, hay nói cách khác là một lượng lớn vật chất có trong đất bị mất dần đi , chất đất vốn tươi xốp già dần biến thành cát, cuối cùng là thành sa mạc, theo như hình thức khác nhau của sự hoang mạc hóa, có thể chia thành , hoang mạc hóa thủy thực , đất nhiễm phèn, hoang mạc hóa phong thực và thạch mạc hóa.
  • Khí hậu thay đổi là nguyên nhân chính gây ra hoang mạc hóa. Đặc biệt là mấy năm gần đây , hiện tượng nóng lên của trái đất ngày càng nghiêm trọng, khí hậu các nơi thay đổi đột ngột nguyên nhân là vì con người đã khai thác , phá hoại hệ thống rừng, gây ra mất cân bằng sinh thái, làm ảnh hưởng tới khí hậu .
  • Ngoại trừ diện tích các vùng sa mạc ngày càng mở rộng các nơi khác xuất hiện hoang mạc hóa chủ yếu là ở các khu dân cư nghèo. Người dân có cuộc sống nghèo khổ thường ỷ lại vào việc khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên của địa phương, ví dụ: gỗ , canh tác, nguồn nước ngầm... thêm vào đó là dân gia tăng nhanh chóng, nguồn năng lượng bị khai thác ngày càng nhiều, khiến đất không kịp tự phục hồi, cuối cùng , con người không thể tiếp tục sống ở đó , chỉ đành di dời sang nơi khác.
  • Diện tích hoang mạc hóa của Trung Quốc rất lớn, phân bố rộng loại hình cũng nhiều, hiện nay, diện tích đất bị hoang mạc hóa của toàn Trung Quốc đã vượt quá 2.622.000 km vuông , chiếm 27,3% tổng diện tích đất của cả nước, trong đó, diện tíh sa mạc hóa vào khoảng 1.689000 km vuông , phân bố chủ yếu ở 13 tỉnh thuộc vùng Tây Bắc , Hoa Bắc , Đông Bắc.
  • Hoang mạc hóa và hiện tượng sa mạc hóa đất đai mà nó gây ra được gọi chung là "bệnh loét địa cầu ", biểu hiện nguy hại của nó trên nhiều phương diện, đã trở thành vấn đề môi trường nghiêm trọng ảnh hưởng tới xã hội sự phát triển kinh tế bền vững .
  • Ở nhửng nơi bị sa mạc hóa nghiêm trọng, rất nhiều đồng ruộng bị mất mùa , sản lượng lương thực giảm thấp, không ổn định khiến sự phát triển kinh tế bị đình trệ và ảnh hưởng nghiêm trọng tới vòng tuần hoàn của môi trường sinh thái.
  • Phạm vi ảnh hưởng của sự thoái hóa đất không chỉ liên quan tới canh tác mà còn ảnh hưởng tới đất rừng, đất chăn nuôi... Phòng chống thoái hóa đất là một trong những nội dung quan trọng trong bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Chúng ta cần phải coi trọng vấn đề có liên quan tới sự tồn tại và sản xuất của con người này, bảo vệ tốt "bà mẹ trái đất " của chúng ta .

Làm thế nào để phòng chống hoang mạc hóa đất đai

  • Căn cứ theo quy luật vận động của nguyên lý xâm thực của sức gió và sa mạc hóa do gió, có rất nhiều kỹ thuật phòng ngừa sự hoang mạc hóa, trong đó nguyên lý và các con đường phòng ngừa có thể quy nạp như sau :
1. Tăng độ thô của bề mặt đất, giảm bớt tốc độ gió thổi trên bề mặt
2. Ngăn tác dụng trực tiếp của khí lưu đối về bề mặt đất
3. Năng cao tốc độ gió cát, nâng cao khả năng kháng thực của thổ nhưỡng hoặc lớp cát
4. Có thể thay đổi quy luật vận động của gió cát
  • Nếu khi tiến hành khai thác chúng ta có thể tuân thủ các nguyên lý trên, vật thì mức độ hoang mạc hóa ở các thành phố sẽ được khống chế

Nguyên nhân của sự lở núi và đá rơi

  • Sự cố lở núi rất thường gặp trong cuộc sống, trên báo đài thường xuyên đưa những tin tức về các vụ việc này. Ví dụ: một thông ở vùng núi nào đó bỗng dưng bị đá núi lở xuống và chôn vùi . Vỉ lở núi hay xảy ra vào ban đêm , khi mọi người đang ngủ say nên nhiều người không kịp chạy trốn, khiến mức độ thương vong và tổn hại tài sản càng nghiêm trọng. Do vậy khi nhắc tới lở núi , mọi người đều thấy hoảng sợ, bởi vì không thể nào biết trước tai nạn này sẽ xảy ra vào lúc nào, hơn nữa một khi đã xảy ra , nó không chỉ phá hoại nhà cửa, và đường sá, làm tắc nghẽn sông ngòi mà còn có khả năng cướp đi sinh mạng của rất nhiều người . Vỉ sao một ngọn núi vững chắc như vậy bỗng dưng lại bị lở núi hoặc có đá rơi ?
  • Hiện tượng lở núi và đá rơi được gọi là hiện tượng "sạt lở " trong địa lý học , đa số đều xảy ra ở những dốc núi có độ dốc 45 độ. Vì những hòn đá nằm trên dốc có kẽ nứt, qua sự phong hóa, xâm thực của nước mưa hoặc động đất, chúng rất dễ bị nứt thành các hòn đá nhỏ, nếu lại chịu sức hút của động lực, đương nhiên chúng sẽ lăn xuống với tốc độ lớn. Còn về mức độ sạt lở thì tùy thuộc vào độ nghiêng của núi , thông thường, núi càng dốc thì tình trạng sạt lở càng nghiêm trọng.
  • Mấy năm gần đây , do con người không ngừng mở rộng phạm vi canh tác và xây dựng lên gần vùng núi cao khiến chân núi bị phá hoại nghiêm trọng bởi ngoại lực, phần đất cát nổi bên trên bị nước mưa rửa trôi , ngoài ra còn bị xâm thực bởi nước mưa và nước ngầm , khiến phần lớn đất trên dốc núi bị mất trọng tâm, gây ra hiện tượng lở núi . Nếu nhẹ thì đất cát sẽ trượt xuống khỏi dốc núi , nghiêm trọng thì có thể gây ra hoạt động chuyển dịch mạnh , ví dụ như nghiêng, sạt lở,...
  • Khi hoạt động sạt lở kết thúc , vùng chân núi hoặc dưới vực sẽ xuất hiện có nhiều hòn đá chất lên nhau. Những hòn đá to nhỏ với hình dạng khác nhau này được địa lý học gọi là "đống đá đổ ". Những hòn đá  trong đống đá đổ này sau khi bị sạt lở trở thành những hoàn đá nhỏ hơn, có thể là nơi cho các thực vật bậc thấp sinh trường, đi sâu vào lòng đất tiến hành quá trình tuần hoàn, ngày càng nhiều hơn , lại trở thành một lớp đất mới để thực vật sinh trường. Nếu sau khi hiện tượng sạt lở xuất hiện , đất cát bị trôi đi, chân núi tiếp tục bị nước xâm thực không ngừng sinh ra hiện tượng sạt lở, tạo thành một vòng tuần hoàn ác tính.
  • Vậy thì làm thế nào để ngăn ngừa tai nạn này xảy ra ?
  • Trước tiên , chúng ta phải tìm hiểu nguyên nhân gây sạt lở sau đó tiến hành làm phẳng hoặc giảm bớt độ nghiêng của núi , ồng thời , ngăn chặn hiện tượng , phá hoại nhân tạo hoặc xâm thực của nước ở dưới chân úi .
  • Trồng cây vo, đảm bảo đất trên diện rộng là phương pháp phòng ngừa tốt nhất. Còn về việc đối phó với đá lở, thì trước tiên cần tìm hiểu quy luật hoạt động của đá lở ở địa phương , ở những nơi thích hợp xây dựng các trang thiết bị để ngăn ngừa việc lở đá 
  • Lở núi và lở đá không chỉ gây ra những tổn thất về kinh tế cho con người mà còn có lúc còn cướp đi sinh mạng của chúng ta. Đa số những người sống ở các sơn thôn hay ở gần dốc núi thường bị những vụ sạt lở cướp đi nhà cửa, ngời thân, tổn thất rất nghiêm trọng .
  • Mặc dù chúng ta không thể biết trước tai nạn này sẻ xảy ra vào lúc nào , nhưng chỉ cần thận trọng làm tốt công tác phòng ngừa bình tường đề cao cảnh giác, lúc nào cũng có ý thức về nguy cơ là có thể giảm bớt những thương hại có thể xảy ra do hiện tượng này mang lại .
  • Cho dù gặp hiện tượng sạt lở thì cũng phải giữ bình tĩnh . Hãy nghe theo hướng dẫn của bố mẹ, đi theo những người lớn có kinh nghiệm , nhanh chóng rời khỏi hiện trường, đừng đứng nguyên ở chỗ cũ , cũng đừng vì sợ hãi mà chạy lung tung.