Cây có tán lá rộng nhất
- Ở Bengal có một cái cây có diện tích tán lá to bằng một nửa sân bóng đá, đủ để hàng nghìn người đứng dưới đó tránh nắng .
Cây lẽ có nhiều loại quả nhất
- Bạn có thể tưởng tượng được rằng trên một cái cây lại có những quả lê nhiều loại khác nhau không ? Ở Hà Nam , Trung Quốc có một cái cây được ghép giống nhân tạo, khi ra quả có thể kết thành nhiều quả có hình dạng và chủng loại khác nhau.
Cây thấp nhất
- Có một loại liễu lùn thường bò trên mặt đất , nó sống ở vùng Đông Thổ , Cao Sơn. Cây này cứ bò lan dưới mặt đất, nếu dứt một nhánh của nó, nó có thể mọc hoa giống cây dương liễu
Cây già nhất
- Ở Mỹ có một cây thông quả cầu gai đã có độ tuổi lên tới hơn 6000 năm, ngoài ra ở Châu Phi cũng có một cây huyết dụ (tên khoa học là Draceana ) cũng từng sống được tới 8000 tuổi, nhưng vào năm 1868 , nó đã chết trong một trận bão.
- Trên thế giới loài cá dữ tợn nhất có tên là cá mập cắn người, trong cái miệng rộng lớn của nó có rấ nhiều chiếc răng sắc nhọn hình tam giác, bên cạnh còn có răng cưa nhỏ để nhai.
- Thân nó dài khoảng 13 mét , là một trong những loài động vật ăn thịt lớn nhất trên trái đất, hành động của nó nhanh như chớp , nó không chỉ tấn công cá voi và sư tử biển mà còn tấn công những chiếc thuyền đánh cá trên biển và người đánh cá , vì thế nó được gọi là "cá mập cắn người "
- Những thanh tà vẹt dùng cho đường ray xe lửa được làm từ gỗ . Mặc dù được làm từ gỗ nhưng chúng không dễ bị mục nát, thời gian sử dụng rất dài.
- Vì sao những thanh gỗ tà vẹt đường sắt không bị mối mọt ?
- Gỗ sở dĩ thường hay bị mục nát là bởi vì bị mối mọt gây hại . Trong gỗ có chất dinh dưỡng mà mối mọt dùng làm thức ăn, sinh trưởng. Do vậy, nó lợi dụng những chất này, đồng thời phá hoại những tổ chức nội bộ của th6n gỗ, khiến cho gỗ bị mục nát. Nếu như những thanh tà vẹt gỗ cũng dễ mục nát như gỗ bình thường thì thật không tốt chút nào. Bạn có thể suy nghĩ một chút , nếu như những thanh tà vẹt bị mục nát rất nhanh thì những chuyển động đường sắt dài hàng nghìn kilomet sẽ ra sao ? e rằng chỉ còn cách thay tà vẹt mà thôi . Để giải quyết vấn đề này, người ta đã nghĩ ra nhiều phương pháp giúp cho tà vẹt khỏi bị mục nát.
- Phương pháp chống mục nát cho tà vẹt mà người ta áp dụng lúc đầu là đốt cháy đen bề mặt khiến bề mặt tà vẹt bị cacbon hóa. Nhưng, do tính chất hóa học của Cacbon không hoạt động, không phải là chất dinh dưỡng của mối mọt. Vì thế , nó bảo vệ được tổ chức bên trong của gỗ , đạt được mục đích chống mối mọt . Cho dù hiện nay chúng ta vẫn thường sử dụng phương pháp này chống mục nát cho gỗ , nhưng không hiệu quả lắm. Phương pháp phổ biến nhất hiện nay mà người ta thường áp dụng là trên bề mặt gỗ người ta quét một lớp sơn bảo vệ. Phương phap này đã được sử dụng từ xưa nhưng hiệu quả của nó không thể phủ nhận. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều chủng loại sơn chống mối mọt. Ngoài ra , còn có phương pháp hiệu quả khác là người ta áp dụng dung dịch thuốc hóa học.
- Phương pháp chống mục cho tà vẹt đường sắt là người ta tiến hành ngâm gỗ làm tà vẹt vào dung dịch hóa học. Dung dịch hóa học chống mối mọt thường dùng gồm có NatriFlorua, Kẽm Sunfua, nước thủy tinh . Natri Sunfua là một dung dịch chống mối mọt được sử dụng từ tương đối sớm .Nó là một dung dịch diệt con trùng , vi khuẩn rất hiệu quả. Kẽm Sunfua là chất chống mối mọt còn có hiệu quả hơn Natri Florua. Nó không những có thể diệt vi khuẩn mà đặc biệt dung dịch này dễ thấm vào trong gỗ. Nước thủy tinh cũng là một loại dung dịch chống mối mọt thường dùng. Gỗ sau khi được ngâm trong dung dịch nước thủy tinh sẽ trở lên rắn chắc hơn, không những có thể chống mối mọt mà còn có thể chống nước.
- Ngành đường sắt trong xã hội hiện đại ngày càng phát triển. Nhu cầu về gỗ ngày càng lớn. Tà vẹt làm từ gỗ khó có thể đáp ứng được nhu cầu .
- Hiện nay, tà vẹt gỗ đã dần dần được thay thế bằng bê tông cốt thép. Do tà vẹt bê tông giá thành thấp, không bị mối mọt mà lại tránh được hiện tượng chặt phá rừng khai thác gỗ cho nên nó được dùng rộng rãi trong ngành đường sắt.
- Nữ thần sắc đẹp Venus đưa cậu con trai Cupid của mình đi tham gia một bữa tiệc vo cùng xa hoa. Khi bữa tiệc dần vào tới cao trào, bỗng dưng có một vị khách không mời mà tới.
- Vị khách này đưa tay đẩy cái bài bày đầy thức ăn, rồi lại ném các chậu cây vào trong hồ nước, dùng sắc mặt đáng sợ để dọa dẫm mọi người có mặt ở đó. Mọi người hoảng sợ bỏ trốn, tiếng kêu thét , tiếng khóc lóc của trẻ con vang lên không ngớt.
- Khi đó , Venus phát hiện ra Cupid đã biến mất , nàng lo lắng tìm kiếm khắp nơi, cuối cùng dưới gầm cây đàn piano, nàng tìm thấy Cupid đang run rảy trong đó. Venus ôm chặt Cupid vào lòng . Để không bị lạc mất con trai lần nữa, Venus dùng một sợi dây để buộc chân hai người lại với nhau, sau đó biến thành hai con cá, thoát khỏi bữa tiệc đáng sợ đó. Hai mẹ con được buộc chặt với nhau lên trời , trở thành chòm sao Song Ngư.
- Thực vật không thể tồn tại nếu không có nước. Nếu thực vật bị lấy nước đi, phần lớn cây sẽ héo úa và chết rất nhanh - mặc dù vài loại cây vùng sa mạc xoay sở để sống bằng nước rất ít .
- Hầu như tất cả các loài thực vật có gần 70 % là nước và vài loại tảo có 98% là nước.
- Trong các loài thực vật, nước chiếm đầy các tế bào li ti và giữ cho chúng được vững chắc, cũng giống như không khí trong một quả bóng .
- Đối với một số loài thực vật, nước cũng phục vụ cùng chức năng như máu trong cơ thể con người. Nó chuyên chở chất khí, khoáng chất và chất bổ dưỡng đã được hòa tan tới nơi chúng cần
- Một số nước thấm từ tế bào này sang tế bào khác xuyên qua vách tế bào trong tiến trình gọi là sự thẩm thấu
- Một số nước được truyền xuyên qua các ống gọi là xylem. Đây là những mạch rất nhỏ mà bạn có thể thấy trên lá.
- Nước trong xylem gọi là nhựa cây, chứa nhiều chất hòa tan ngoài nước.
- Thực vật mất ước bằng quá trình thoát hơn ước. Đây là sự thoát hơi thông qua các bào tử là gọi là khí khổng hoặc lỗ khí.
- Khi nước bốc hơi thông qua khí khổng, nước khác được hút lên để thay thế thông qua xylem.
- Nếu có quá ít nước đến từ bộ rễ thông qua xylem, thì các tế bào sẽ suy sụp và cây sẽ héo úa.
- Máy bay chiến đấu phản lực hiện đại nhờ vào lực đẩy cực lớn của động cơ sinh ra, có thể đạt được tốc độ bay nhanh gấp vài lần so với tốc độ của âm thanh. Nhưng đồng thời với việc khi máy bay đạt được tốc độ lớn như vậy, thiết bị giảm tốc của nó khi máy bay hạ cánh cũng đã đạt ra yêu cầu mới.
- Ví dụ như , vận tốc của máy bay khi hạ cánh lớn nhất định làm cho máy bay chuyển động theo quán tính trên đường băng với cự ly kéo dài, nhiều đường băng của các sân bay không thể thích ứng với sự hạ cánh của máy bay ở tốc độ cao.
- Hiện nay, nhiều động cơ của máy bay có vận tốc vượt qua vận tốc của âm thanh và đã chọn dùng thiết bị phản lực đẩy để rút ngắn cự ly trượt của máy bay khi hạ cánh .
- Thiết bị phản lực đẩy thực tế là ở miệng phun thuộc phần đuôi động cơ đã lắp thêm một mảnh lồi hình nêm, máy bay khi cất cánh hoặc trong quá trình bay, mảnh lồi hình nêm này sẽ bịt cửa xả khí 2 bên của miệng phun, khí đốt mà động cơ thải ra trực tiếp phun ra từ miệng phun ở phần đuôi để đạt được tốc độ bay lớn nhất, khi máy bay hạ cánh, mảnh lồi hình nêm chuyển động khép lại, cửa xả khi 2 bên ống phụt mở ra, đồng thời miệng phụt ở đuôi bị bịt lại, khí đốt mà động cơ thải ra qua 2 bên cửa xả khí phun ra xiên về phía trước, tạo nên một lực phản lực đẩy.
- Lúc này , máy bay giống như bị một vật gì đó kéo chặn lại, lực cản tăng nhanh, dần dần dừng lại . Máy bay sử dụng động cơ có thiết bị phản lực đẩy hạ cánh nhanh chóng, cự ly trượt dần rút ngắn lại, ở các sân bay bình thường có thể hạ cánh .
- Khu vực hoạt động của tàu ngầm thông thường là ở dưới nước, một khi tàu ngầm xảy ra tai nạn ở dưới nước, vấn đề phải nghiêm trọng hơn nhiều so với tàu thuyền trên mặt nước, bảo vệ, cấp cứu , thậm chí cứu vớt đều rất khó khăn. Để đề phòng sự cố bất ngờ xảy ra , nhà chuyên môn trên tàu ngầm đã trang bị một hệ thống báo động kêu cứu chuyên dùng .
- Hệ thống báo động kêu cứu của tàu ngầm bình thường đều chọn dùng thiết bị phao tín hiệu để đáp ứng sự cấp thiết. Chủng loại phap tín hiệu đáp ứng sự cần thiết rất nhiều, kiểu dáng khác nhau. Bất kể một loại nào cũng đều do các bộ phận máy như thể phao, kim loại , dây thép, dây cáp điện, đèn nháy tín hiệu... hợp thành. Khi tàu ngầm gặp nạn chỉ cần điều khiển hệ thống thiết bị, từ trong tàu phao tín hiệu đáp ứng sự cần thiết được phóng ra, thể phao kim loại sẽ trên mặt nước, màu sắc rất bắt mắt, tiện cho bộ đội cứu sinh cả ngày tìm kiếm. Đồng thời đèn nháy tín hiệu dựa vào hình thức đặc định của sự kêu cứu và thời gian cách nhau , phát ra tín hiệu báo động, để được phát hiện kịp thời
- Một khi nhân viên cứu hộ phát hiện phao báo hiệu xảy ra tai nạn, thì có thể thông qua dây cápđiện cung cấp điện cho tàu ngầm và mở nút phao báo hiệu lấy điện thoại lắp bên trong để liên lạc với tàu ngầm , điều tra rõ nguyên nhân của sự cố và tình trạng tổn thất để đề ra những phương án cứu viện .
- Súng trường là vũ khí thường dùng nhất trong chiến đấu lục quân, xu thế phát triển của nó là, đường kính miệng của súng trường càng ngày càng nhỏ. Đường kính miệng súng trường sớm nhất là 13,7 mm. Năm 1942 súng trường đột kích của Đức lần đầu tiên đã sử dụng đạn sứng trường dày 7,62 mm. Theo sau là các loại súng trường chọn dùng đạn súng trường như AK, 47 của Liên Xô, M14 của Mỹ, FN FAL của vương quốc Bỉ,...
- Những năm 60 của thế kỷ 20, thông qua kiểm nghiệm thực tế chiến đấu của cuộc chiến tranh ở Việt Nam , quân Mỹ thông qua nghiên cứu đã đưa ra kết luận: cự ly chiến đấu của súng trường không cần vượt qua 400 m, dùng tốc độ bắn cao, đầu đạn nhẹ, đường kính nhỏ thay thế đầu đạn 7,62 mm có uy lực lớn không chỉ có thể nâng cao hiệu quả sát thương, mà còn có tính kinh tế rất tốt. Đồng thời áp dụng phương thức một lần bắn ra nhiều đầu đạn có đường kính nhỏ, tính khả năng trung của nó cao hơn nhiều so với bắn một phát đạn súng trường có uy lực lớn, đã làm cân bằng sự sai số của việc ngắm chuẩn trong thực tế chiến đấu và còn có thể khiến binh sỹ mang theo được càng nhiều đạn. Vì vậy vào thời kỳ những năm 60 , quân Mỹ đã đổi đường kính súng trường M16 là 5,56 mm
- Đến những năm 80 của thế kỷ 20, đại đa số các nước sau khi đã hoàn thành sự sửa đổi lần thứ 2 của súng trường sau cuộc đại chiến thế giới lần thứ 2, đồi thành súng trường đường kính càng nhỏ .
- Rễ cây là bộ phận của cây phát triển sâu vào trong đất màu hoặc nước, giữ chặt cây và hút tất cả nước và khoáng chất mà cây cần để phát triển .
- Ở vài loại thảo mộc như cây củ cải , rễ cũng là củ dùng để ăn.
- Khi một hạt giống bắt đâu phát triển , rễ bắt đầu phát triển, rễ đầu tiên gọi là rễ chính , rễ này phân nhánh thành các rể phụ.
- Bộ rễ được che chỡ ở cuối bởi một chớp rễ hình cái đê khi chúng đâm xuyên qua đất màu.
- Trên mỗi cái rễ có những sợi lông nhỏ li ti giúp rễ hấp thụ nước và các khoáng chất.Vài loại thảo mộc như cây cà rốt , có một rễ đơn lớn gọi là rễ cái, chỉ có vài rễ phụ đâm nhánh ra khỏi rễ cái.
- Vài loại thảo mộc như cỏ có nhiều rễ nhỏ gọi là rễ chùm, đâm nhánh mọi phía.
- Vài loại phong lan sống trên cây có bộ rễ trên bám vào các cành cây
- Cây tầm gửi có rễ giác mút thầu vào cây chủ của nó .
- Các loại thực vật đầu tiên xuất hiện trên cạn là những cây thân thảo đơn giản như liverwort , cây dương xỉ và cây mộc tặc. Chúng phát triển từ những tế bào nhỏ xíu gọi là bào tử
- Hiện nay, phần lớn các loài thực vật phát triển không phải từ bào tử mà từ hạt giống . Không giống như thực vật nguyên thủy, các loài thực vật tạo ra từ hạt giống có thân , lá và thường có rễ và hoa.
- Thân của thực vật nuôi lá và hoa. Nó cũng chuyên chở nước, các chất khoáng và thúc ăn lên xuống giữa lá và rễ của cây
- Chồi ngọn hình thành phần đầu của mỗi thân . Thực vật trở nên cao hơn ở nơi này.Các chồi bên phát triển xa hơn phía dưới thân ở những nơi gọi là mắt cây
- Một số chồi bên phát triển thành cành cây mới . Các chồi bên khác phát triển thành lá và hoa.
- Mặt ngoài của lá có màu xanh giúp nó tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Nó dùng năng lượng mặt trời để liên kết nước với dioxide cacbon từ không khí tạo ra chất đường để nuôi cây.
- Bộ rễ là cá bộ phận của cây phát triển phía dưới sâu vào đất màu hoặc nước. Chúng giữ chặt cây trong đất và hấp thụ rất cả nước và các khoáng chất mà nó cần để phát triển
- Hoa là cơ quan sinh sản của cây. Trong cây hạt trần (gymnosperm )- c6y thông nón , cây tuể (cycad ) và cây bạch quả (gingko )- hoa thường nhỏ và ẩn. Trong cây hạt kín (cây trổ hoa ) chúng thường dễ nhìn thấy hơn nhiều .
- Trí năng nhân tạo là một môn học mang tính tổng hợp, nó là một bộ phận khoa học của máy tính, chủ yếu nghiên cứu dùng máy móc để thực hiện một số hoạt động trí lực của con người. Trí năng nhân tạo có thể dùng trong quân sự thì sẽ tạo ra vũ khí trí năng nhân tạo.
- Con người đã lợi dụng máy tính điện tử để có thể mô phỏng việc học tập của loài người với sự suy lý, giải quyết vấn đề, những quyết sách phụ trợ và kỹ thuật của hoạt động trí năng, chế tạo ra vũ khí có tính phán đoán và có năng lực quyết định. Ví dụ như : có thể tự tiến hành phân biệt đối với mục tiêu, phán đoán và lựa chọn đạn đạo trí năng, mìn trí năng, thuye3 lôi trí năng, xe tăng trí năng, có thể tự chủ phán định các loại chất độc hóa học mà kẻ địch tung ra , đồng thời lựa chọn yêu cầu khử trùng chất độc hóa học đối với những chiếc xe nhiễm độc và các khu vực bị nhiễm độc, tiến hành khử trùng rô bốt (người máy ) của việc tiêu độc , có thể tự động quan sát chiến trường
- Hiện nay, một số nước đều đang thiết kế một số vũ khí trí năng nhân tạo, bao gồm không cần người điều khiển như xe trinh sát, đạn đạo trí năng, rô bốt quân dụng dưới nước, thợ lặn trí năng và rô bốt chuyên làm một số bài tập nguy hiểm. Nhưng muốn thực hiện việc áp dụng vũ khí trí năng để thay thế con người chiến đấu thì trước mắt còn có con đường rất dài cần phải đi .
- Máy phun lửa cũng là một loại vũ khí, ngọn lửa mà nó phun ra có thể bay vút lên không trung, có thể va vào vaa1vh tường rồi rẽ, chỗ nó đến, có thể tất cả các vật đều bị bùng cháy.
- Chúng ta đều biết, vũ khí bình thường, bất kể là súng hay là pháo, đều chỉ có thể tấn công trực tuyến, đối với mục tiêu ở phía sau vật che lấp không thể dùng sức. Nhưng máy phun lửa thì không thế, mặc dù tầm bắn hữu hiệu của máy phun lửa chỉ có 40- 50 m , nhưng nó lại có một tuyệt chiêu là có thể rẽ ngoặt.
- Máy phun lửa đốt bằng dầu ở trạng thái dính. Loại dầu này do xăng và thuốc hóa đông căn cứ vào nhiệt độ không khí cao thấp, theo tỷ lệ điều chế mà thành, dạng keo dính bết lại, với điều kiện nhiệt độ bình thường, độ dính kết trong khoảng 1200 độ, có thể kết dính trong bất kỳ bề mặt của vật thể bùng cháy nào. Khi phun ra đối với đường hầm hoặc hang động, thì một mặt sức dính kết của dầu khiến cho ngọn lửa bám vào tường, mặ khác, xung lực do tốc độ lửa bám vào tường, mặt khác khiến cho ngọn lửa tiếp tục bay và vòng quanh hình trạng của tường rồi tự động rẽ. Vì vậy, nó đối phó với những chỗ sâu của các công sự phức tạp như đường hầm và hang động rất có hiệu quả. So sánh mà nói , các loại vũ khí bắn trực tiếp khác còn lâu mới bằng.
- Các bạn nhỏ thân mến, hiện nay có rất nhiều thường thức khoa học , ví dụ như : trái đất hình tròn, vì sao trái đất luôn xoay quanh mặt trời, định luật vạn vật hấp dẫn của Newton,... Những thứ này đối với chúng ra mà nói đã không còn kỳ lạ nữa. Nhưng vào thời cổ đại, để đưa ra được những kết luận này, mọi người đã tốn rất nhiều tâm huyết, thậm chí là sức lực cả đời mình nữa.
- Vào khoảng thế kỷ thứ III trước công nguyên, có một học giả Hy Lạp cổ tên là Eratosthenes đã dùng rất nhiều phương pháp và bỏ ra rất nhiều thời gian để tìm hiểu độ lớn của trái đất, nhưng không thể rút ra bất cứ kết quả . Cho tới mùa hè một năm, ông tới thành phố nhỏ Thain bên cạnh bờ sông Nile, ở cách thành Alexandria 800 km ngày nay là Aswan có việc. Ông đội nắng đi trên con đường nhỏ của làng quê, bỗng dưng ông đứng im dưới một miệng giếng khô ven đường như bị điện giật và hét lên : trời ơi, mình tìm ra rồi , mình tìm ra phương pháp đo độ lớn của trái đất rồi
- Một miệng giếng khô vì sao có thể khiến Eratoshenes vui mừng đến thế ? Thì ra , vị trí của Thain nằm ngay trên đường chí tuyến Bắc, chính ngọ mùa hè, mặt trời đi qua trên đầu miệng giếng khô, ánh sáng gay gắt chiếu thẳng xuống đáy giếng . Eratosthenes vội vàng đi tới bên miệng giếng, lấy một cây gậy gỗ để đo chiều cao của mặt trời. Cuối cùng , ông đo được các tạo thành ánh sáng của mặt trời với cây gậy là 7,2 độ, suy đoán rằng 800 km , tương đương với 360 độ , công thức số học của 7,2 độ. Sau khi tiếp tục tính toán, có thể biết chu vi trái đất là 40 nghìn km
- So sánh con số mà Eratosthenes tính toán ra với kết quả đo được ngày nay, chỉ có một sự sai lệch rất nhỏ. Vào thời đại không có bất kỳ máy móc chính xác nào như thế mà Eratosthenes tính toán ra quả khiến chúng ta khâm phục. Điều khiến mọi người thấy tiếc nhất là thành quả nghiên cứu của Eratosthenes lại bị ném vào đống giấy vụn tới mấy ngàn năm sau. Bởi vì người phương Tây khi đó tin tưởng rằng chu vi của trái đất chỉ khoảng 20 nghìn , 30 nghìn km mà thôi , còn về con số 40 nghìn km , họ không thể chấp nhận được, thậm chí còn bị cho rằng đây là đêm trường u tối của thiên văn. Cho tới thế kỷ XV, khi Columbus tiến hành chuyến thám hiểm vượt đại dương và phát hiện ra một vùng đất thần kì khác, sau đó đã viết lại lịch sử các vùng đất như châu Mỹ, Ấn Độ.
- Rốt cuộc thì trái đất to đến đâu ? Theo như tính toán từ một số vệ tinh và các máy móc chính xác , đường kính trái đất từ Đông sang Tây vào khoảng 12752 km , chu vi xích đạo vào khoảng 40076 km , tổng trọng lượng vào khao3ng 6000 tỷ tỷ tấn , diện tích bền mặt vào khoảng 500 triệu km vuông.
- Các bạn nhỏ thân mến, ngày mà chúng ta ra đời gọi là ngày sinh nhật. Hàng năm cứ tới sinh nhật , chúng ta thường cảm thấy rất vui vẻ, hạnh phúc , bởi vì đó là ngày đáng ghi nhớ. Vậy bạn có biết bà mẹ vĩ đại nhất của chúng ta- trái đất sinh vào ngày nào không ? Để tớ nói cho các bạn biết nhé .
- Ngày 22 tháng 4 hàng năm chính là sinh nhật của trái đất đấy. Ngày này, các nơi trên thế giới đều tổ chức hoạt động chúc mừng sinh nhật trái đất.
- Trái đất là ngôi nhà chung của tất cả chúng ta, nhưng một số hoạt động công nghiệp, thương nghiệp và cuộc sống thường ngày của chúng ta lại đang vô hình làm tổn thương tới trái đất, trái đất hiện nay đã bị tổn hại rất nghiêm trọng rồi. Mà mục đích của ngày Trái đất là để kêu gọi mọi người hãy bảo vệ trái đất, bảo vệ ngôi nhà chung của chúng ta, để chúng ra cùng nỗ lực cho một tương lai đẹp hơn của trái đất và vì ngày mai của chính chúng ta .
- Khi chúng ta chưa có những công cụ hỗ trợ như kính viễn vọng để nhìn lên bầu trời thì bạn sẽ phát hiện ra , khoảng không gian mà chúng ta nhìn thấy thực sự rất nhỏ hẹp. Từ mấy nghìn năm nay, khi loài người không ngừng quan sát địa hình ở nơi xa thì trong đầu cũng thường xuất hiện một câu hỏi :
- Trái đất rốt cuộc là có hình dạng gì ? Để giải đáp được câu hỏi này, các quốc gia Đông phương và Tây phương cổ đại đều đã đưa ra những giả tưởng, giả thiết rằng trái đất có nhiều hình dạng khác nhau và tiến hành nghiên cứu .
- Từ ngày xửa ngày xưa, người Trung Quốc sống ở cao nguyên Hoàng Thổ và đồng bằng Hoàng Hoài, vì chỉ nhìn thấy những dải đất vàng trải dài mênh mông mà đưa ra giả thuyết trời tròn đất vuông, cho rằng hình dạng cảu trái đất là hình vuông, hơn nữa tư tưởng này đã thâm căn cố để trong suy nghĩ của Trung Quốc . Còn người Hy Lạp cổ đại sống trên bán đảo Hy Lạp vì thường xuyên nhìn thấy, đại dương mênh mông , thấy cảnh tượng đường chân trời hòa lẫn vào với biển xanh, nên họ cho rằng đó là tận cùng của trái đất và nghĩ rằng trái đất là một cái đĩa tròn có một chỗ nhô lên và được bao vây bởi nước.
- Tuy nhiên , cho dù là giả thuyết này cũng không thể chứng minh được một vấn đề. Sau khi mặt trời lặn ở phía Tây, vì sao ngày hôm sau nó lại mọc ở phía Đông ? Nếu nói rằng trái đất có hình vuông, vậy thì mặt trời chạy trốn từ Tây sang Đông sao ? Giả sử như trái đất là một cái đĩa tròn nổi lênh đênh trên mặt biển , vậy thì mặt trời lại có khả năng lặn dưới nước, thế nên mới tự do đi lại như thế ? Câu hỏi này khiến rất nhiều học giả phải đau đầu , không thể đưa ra một lời giải thích hợp lý.
- Một hôm, một học giả nổi tiếng người Hy Lạp Pythagoras đi bộ ra bờ biển , khi ông đang ngắm cảnh biển thì bổng dưng có một con thuyền từ từ tới gần và lộ rõ, ngay sau đó là những cánh buồm no gió xuất hiện mắt ông, cuối cùng , cả con thuyền hiện lên trên mặt biển xanh ngắt.
- Mình tin rằng trái đất là hình tròn. Pythagoras quan sát con thuyền buốm từ phía đường chân trời đi lại gần rồi cập bờ, sau đó đưa kết luận này. Ngay sau đó, kết luận trái đất có hình tròn được truyền tới ta nhà triết học nỗi tiếng Aritotle và được chứng minh một cách cụ thể hơn .
- Nhưng các kiến thức khoa học khi đó còn rất hữu hạn , thế là vấn đề này bị bỏ qua, tới hàng ngàn năm sau, thuyết trái đất tròn, mới được mọi người đưa ra kèm theo nhiều chứng cứ, khiến những người tin vào học thuyết này ngày càng tăng. Những người đưa ra học thuyết này đồng thời cũng mở rộng phạm vi hoạt động , thế là sau thế kỷ XV , sau chuyến du lịch thám hiểm phương Đông của Columbus, từ đó đã thay đổi lịch sử địa lý trái đất. Nhưng cả đời Columbus vẫn chưa bước chân ra khỏi đại lục châu Phi, thực sự chứng minh được trái đất có hình tròn lại là nhà thám hiển người Bồ Đào Nha tên là Magellan. Tháng 9 năm 1519 , ông dẫn con thuyền của mình xuất phát từ Tây Ban Nha , đi qua Thái Bình Dương theo hướng ừ Đông sang Tây, đi qua Đại Tây Dương rộng mênh mông và cuối cùng vào tháng 9 năm 1523, ông trở về Tây Ban Nha, trải qua 3 năm , ông đã viết cuốn nhật ký ầu tiên về hành trình đi một vòng quang trái đất.
- Các vệ tinh nhân tạo hiện đại đã thành công trong việc phóng lên vũ trụ và sau bức ảnh ngọc chiếu trái đất đầu tiên mà nó gửi về , con người mới phát hiện ra: nhìn tổng thể trái đất , trong nó có hìh dạng giống như một quả quý, và có hình cầu. Nói một cách nghiêm khác, nó là một thể địa cầu độc lập. Từ đó , trái đất cuối cùng cũng hiện diện trước mặt con người với một diện mạo chân thực giúp chúng ta một lần nữa làm quen với nơi vừa xa lạ vừa quen thuộc - trái đất.
- Đường đẳng nhiệt là chỉ một đường nối liền các vùng có nhiệt độ giống nhau trên bản đồ. Dùng phương pháp này để chia đới khí hậu có thể thể hiện được tình hình thực tế và thuận tiện cho việc phân biệt.
Ví dụ
- Đường phân chia giữa nhiệt đới và ôn đới là đường đẳng nhiệt với nhiệt độ trung bình hàng năm là 20 độ, ở giữa lại chia thành cận nhiệt đới ; còn đường đẳng nhiệt mà tháng nóng nhất chỉ lên tới 10 độ, ở giữa chia thành hàn ôn đới
- Các bạn nhỏ thân mến , bạn từng ăn kẹo mút chưa ? Có phải bạn thấy nó rất ngon không ? Bạn biết không ? Thự ra trái đất cũng có thể giống như kẹo mút mà chúng ta ăn, được chia thành mấy bộ phận.
- Trước tiên, trái đất được chia thành hai phần lớn là vòng ngoài và vòng trong trái đất. Vòng ngoài trái đất có thể chia thành 4 tầng cơ bản:
- Tầng khí quyển
- Tầng nước
- Tầng sinh vật
- Tầng nham thạch
- Vòng trong của trái đất thì có thể chia thành 3 tầng cơ bản :
- Tầng lòng đất
- Tầng lõi ngoài thể lỏng
- Tầng lõi trong thế rắn
- Ngoài ra , ở giữa lõi ngoài và lõi trong của trái đất còn tồn tại một tầng nhuyễn lưu, nó là tầng quá độ giữa lõi ngoài và lõi trong.
- Hay nói cách khác, trái đất tổng cộng có 8 tầng , trong đó, tầng nham thạch, tầng nhuyễn lưu và các tầng lõi trong trái đất tạo thành trái đất với thể rắn .
- Giả sử có một ngày, bạn ra nước ngoài du lịch , có người bạn nước ngoài hỏi bạn: "Quê của bạn ở đâu " thì bạn trả lời thế nào ?
- Nếu bạn nói :"Quê tôi ở Đông Nam châu Á, ở phía Tây Nam Thái Bình Dương " thì chắc chắn người nước ngoài sẽ hiểu rõ hơn về quê hương qua những lời miêu tả của bạn
- Dùng phương pháp gì mới có thể nói chính xác vị trí mình đang đứng ? Khi đặt ra câu hỏi này, có rất nhiều ý kiến khác nhau ra đời. Trong đó, một ý kiến được đông đảo mọi người tiếp nhận là : Nếu có thể vẽ những đường ngang và dọc với khoảng cách bằng nhau trên trái đất, và đặt ra một số độ cho các đường đặc đặt này thì chúng ta cũng giống như đi xem phim, ngồi đúng vào số ghế trong số hàng và số cột ghi trong vẽ tìm được vị trí mà mình đang đứng .
- Tuy nhiên , trái đất không phải là một thể cầu hoàn chỉnh, cũng không phải là một mặt phẳng , làm thế nào để vẽ các đường lên đó ? Các nhà địa lý học chă chỉ đã trải qua rất nhiều nghiên cứu, thí nghiệm, phát hiện ra rằng quy luật tự quay của trái đất không hề thay đổi. Thế là họ lấy trục tự quay của trái đất và hai cực Nam, Bắc làm chuẩn, dùng các đường với khoảng cách bằng nhau để phân chia diện tích bề mặt trái đất, đường ngang gọi là vĩ tuyến , đường dọc gọi là kinh tuyến, điểm giao nhau giữa kinh tuyến và vĩ tuyến được gọi là tọa độ địa lý.
- Cách giao nhau của vĩ tuyến với bề mặt trái đất là trên mặt phẳng vuông góc với trục trái đất, vẽ ra rất nhiều ường nằm ngang, đó là tròn song song với mặt phẳng vuông góc trục trái đất còn gọi là vòng vĩ tuyến. Khi vĩ độ bằng 0 thì là vòng tròn to nhất của trái đất, còn gọi là xích đạo. Sau đó lấy xích đạo làm tiêu chuẩn , hướng về hai cực Nam , Bắc, tới cực điểm thì vĩ độ bằng 90 độ.
- Cách giao nhau giữa kinh độ với bề mặt trái đất, là thông qua mặt phẳng của trục trái đất, vẽ ra nhiều đường thẳng, thông qua vòng tròn ở hai cực, gọi là vòng kinh tuyến. Khác biệt lớn nhất giữa kinh tuyến và vĩ tuyến là : Diện tích của tất cả các vòng kinh tuyến đều bằng nhau. Còn cách đặt ra kinh độ là năm 1884, Hội nghị đại biểu các nhà thiên văn học quốc tế quyết định ra , xác định đường kinh tuyến đi qua làng Greewich của Luân Đôn, Anh là kinh tuyến 0 độ, hay còn gọi là đường chí tuyến. Từ đó hướng sang phía Đông gọi là kinh tuyến Đông hướng sang Tây gọi là kinh tuyến Tây. Kinh độ tăng dần lên tới 180 độ, cuối cùng kinh tuyến Đông và Tây sẽ trùng khớp lên nhau.
- Sau khi có kinh tuyến và vĩ tuyến, bắt cứ điểm nào trên trái đất đều có thể dùng một số độ chính xác để thể hiện. Ví dụ : New York của Mỹ nằm ở vị trí 74 độ kinh Tây, 40 độ vĩ Bắc, thủ độ Paris của nước Pháp nằm ở vị trí 2 độ kinh Đông, 48 độ vĩ Bắc, Tokyo của Nhật Bản nằm ở vị trí 139 độ kinh Đông, 35 độ vĩ Bắc. Có kinh tuyến và vĩ tuyến thì chúng ta sẽ thuận tiện hơn trong vấn đề nắm bắt thời gian của các nơi. Bởi vì trái đất quay một vòng hết 24 giờ, bình quân cứ 15 độ là đi hết 1 tiếng. Lấy chí tuyến Greewich làm nôi tính giờ tiêu chuẩn , từ đó đi về Tây, cứ 15 độ lại cộng thêm 1 giờ, đi về Đông, cứ 15 độ lại giảm đi 1 giờ.
- Ví dụ :20 giờ ngày 12 tháng 10 của Đài Loanh, ở Los Angeles, Mỹ là 4 giờ sáng ngày 11 tháng 10 , còn 8 giờ ngày mùng 3 tháng 1 ở Nhật Bản thì ờ Hawaii là 13 giờ ngày 2 tháng 1.
- Tóm lại, quy định được kinh tuyến và vĩ tuyến đã đem lại rất nhiều lợi ích cho sự phát triển của nhân loại.
- Vai trò của đường kinh tuyến, vĩ tuyến càng ngày càng nổi bật trong cuộc sống và nghiên cứu học thuật, vậy thì có những đường kinh tuyến , vĩ tuyến nào quan trọng ? Chúng đi qua những nơi nào ? Chúng ta hãy cùng xem nhé ?
30 độ N (30 độ Nam )
- Đỉnh núi cao nhất của thế giới : Everest ,
- Biển thấp nhất, mặn nhất thế giới: Biển chết, biển mặn nhất : Hồng Hải
- Sa mạc lớn nhất : Sa mạc Sahara
- Hẻm núi sâu nhất : hẻm núi YaruZangbo
40 độ N
- Ba đại bán đảo của phía Nam châu Âu : Lberian, Apennine, Balkans
Đường chí tuyến Bắc
- Sa mạc lớn nhất : Sa mạc Sahara, Hồng Hải
Xích đạo
- Bồi địa Congo, quần đảo Mã Lai, Singapore, hồ Victoria , đồng bằng Amazon
- Đường chí tuyến Nam :
- Cao nguyên Nam Phi, đảo Madagasca , sa mạc Victoria
- Đảo Hải Nam Trung Quốc bốn mùa hoa nở , khôn có mùa đông, mặc dù nằm ở gần xích đạo, nhưng vì có gió biển thổi vào nên không khiến người ta có cảm giác nóng bức. Nhưng sông Mạc ở vùng Hắc Long Giang lại lạnh buốt thấu xương. Ngưởi sống ở nơi đó ngày nào cũng phải chiến đấu với lạnh . Vỉ sao cùng trên trái đất mà ở những khu vực khác lại có nhiệt độ chênh lệch nhau như thế ?
- Các nhà địa lý học nghiên cứu và phát hiện ra rằng : Mặt trời chiếu xuống trái đất, vì sự ngăn cản cảu tầng khí quyển mà sinh ra sự thay đổi nhiệt độ . Giả sử trái đất là một mặt phẳng , vật thì sự chiếu xạ mà bề mặt trái đất nhận được từ ánh sáng mặt trời sẽ sinh ra nhiệt độ tương đồng. Trên thực tế, trái đất có thể cầu, hơn nữa còn tự quay liên tục xung quanh mình, do đó ánh mặt trời mà trái đất nhận được ở từng góc độ khác nhau sẽ có sự khác biệt, dẫn tới việc khí hậu hoàn toàn khác nhau. Căn cứ theo suy đoán của các nhà địa lý học, nếu mặt trời và bề mặt trái đất tạo thành một góc nhọn 30 độ, thì lượng chiếu xạ mặt trời nhận được chỉ bằng 1/2 khi mặt trời chiếu thẳng vào xích đạo, đồng tời khi góc càng hẹp thì lượng chiếu xạ cũng càng nhỏ.
- Ngoài ra , vì góc chiếu xạ của mặt trời khác nhau nên ánh sáng mặt trời sau khi đi qua tần khí quyển cũng có sự mạnh yếu, khác nhau từ đó ảnh hưởng tới lượng chiếu xạ. Ví dụ: khu vực xích đạo được ánh sáng mặt trời chiếu thẳng vào, lượng ánh sáng đi qua tầng khí quyển nhiều , do đó năng lượng bị phản xạ hoặc bị hấp thu ít, lượng chiếu xạ mà mặt đất thu được sẽ lớn. Do đó khí hậu trên trái đất chia thành từng đới, các nhà địa lý học chia khí hậu trên trái đất từ Nam tới Bắc thành 5 đới khác nhau :
- Nhiệt đới
- Ôn đới Nam
- Ôn đới Bắc
- Hàn đới Nam
- Hàn đới Bắc
- Nhiệt đới là khu vực có nhiệt độ cao nhất trên bề mặt trái đất, chủ yếu phân bố ở hai đường chí tuyến Nam và Bắc ở gần xích đạo khoảng 23,5 độ vĩ Bắc và 23,5 độ vĩ Nam , chiến 40 % tổng diện tích bề mặt trái đất, khí hậu ở vùng ôn đới tương đối dễ chịu không quá nóng, không quá lạnh , phân bố ở hai đường chí tuyến Nam và Bắc gần xích đạo và ở hai vòng vực Nam và cực Bắc (khoảng 66, 5 độ Nam , Bắc ), chiếm khoảng 52% tổng diện tích bề mặt trái đất, còn hàn đới phân bố ở trong vòng cực Nam và cực Bắc, cũng chính là hai ầu Nam Bắc của trái đất, khí hậu thấp nhất, không thích hợp cho con người, chiếm 8% tổng diện tích bề mặt trái đất.
- Nhưng phương pháp phân chia đới khí hậu theo vĩ độ như thế này quá đơn giản, hơn nữa lại bỏ qua nhiều nhân tố dẫn tới ảnh hưởng khí hậu , ví dụ: địa thế, sự phân bố biển và đất liền dòng chảy của nước biển, sự chuyển động của không khí... Sau đó, các nhà địa lý học sử dụng đường đẳng nhiệt của bầu khí quyển để chia lại thành 5 đới khí hậu trên bề mặt trái đất .
- Có người cho rằng việc phân chia các khu vực khí hậu bằng đường đẳng nhiệtchính xác hơn là dùng vĩ độ để chia , do dó yêu cầu dừng việc sử dụng phương pháp phân chia khí hậu theo vĩ độ. Rất hiển nhiên, điều này là không thể . Bởi vì phương pháp này đơn giản, dễ hiểu , mặc dù khi phân chia có thể xảy ra sai sót, nhưng khu vực khí hậu ở cùng một đới khí hậu thì sự chênh lệch nhiệt độ không lớn. Do đó vẫn là một phương pháp tốt để phân chia đới khí hậu, dù sao thì như thế cũng dễ nhớ và tiện sử dụng hơn .
- Sau khi học về sự phân bố các đới khí hậu, bây giờ chúng ta hãy cùng xem làm thế nào để phân chia 5 đới khí hậu nhé các bé"
- Trước tiên, nên biết rằng 5 đới thiên văn trên trái đất căn cứ vào sự chiếu xạ của mặt trời và hiện tượng ngày đêm hữu cực, vô cực để phân chia
5 đới bao gồm :
- Nhiệt đới
- Bắc ôn đới
- Bắc hàn đới
- Nam ôn đới
- Nam hàn đới
- Có những khu vực được mặt trời chiếu xạ thuộc nhiệt đới có khu có hiện tượng ngày đêm hữu cực là hàn đới, ôn đới là khu vực không được mặt trời chiếu thẳng , hiện tượng ngày đêm vô cực.
- Ngoài ra còn một cách phân chia khác, căn cứ vào độ cao của mặt trời và độ dài ngày đêm theo sự thay đổi của vĩ độ, chia trái đất ra thành các khu vực có đặc điểm giống nhau, chia theo vĩ độ thì có : Nhiệt đới , Bắc ôn đới, Bắc hàn đới, Nam ôn đới, Nam hàn đới .
- Thực ra bản chất của hai cách chia này giống nhau , trong đó có một cách được đông đảo mọi người chấp nhận hơn .
- Ở các quốc gia tiên tiến, hầu như trên tay ai cũng có một tấm bản đồ, bởi vì họ đã quen tìm nơi mình cần đến qua bản đồ, phương pháp này sẽ tiết kiệm thời gian và công sức hơn rất nhiều so với việc vừa đi vừa hỏi. Nhưng vì những người sử dụng bản đồ ở nước ta quá ít nên nhiều khi mở bản đồ, nhìn thấy các ký hiệu dày đặc trong đó, rất nhiều người đều thấy hoa mắt, chóng mặt và không biết phải đi về hướng nào.
- Thực ra để hiểu được bản đồ là một việc rất dễ. Đừng thấy các ký hiệu dày đặc trên bản đồ, thực ra chúng đều là để đánh dấu các hiện tượng địa lý hoặc công trình nổi bật. Chỉ cần bạn bỏ ra chút thời gian , làm quen với ý nghĩa của các ký hiệu đó thì bạn sẽ nhanh chóng biết xem bản đồ thôi.
- Thông thường, các ký hiệu thường được sử dụng trên bản đồ gồm có chữ viết, các mảng màu với màu sắc khác nhau, các đường vẽ với nét đậm nét khác nhau, các vòng tròn và chấm với độ lớn khác nhau.
- Chữ viết thuộc vào ký hiệu, để đánh dấu các địa biểu và địa vật khác nhau trên bản đồ, các mảng màu với màu sắc khác nhau thì có chức năng phân chia phạm vi, thường dùng để phân chia các quốc gia hoặc các tỉnh khác nhau, để thể hiện độ cao thấp của địa hình, ví dụ như biển thì từ nông tới sâu, người ta thường dùng màu sắc từ nhạt tới đậm để thể hiện , biển nông thì dùng màu xanh nhạt, biển sâu thì dùng màu xanh đậm, màu sắc của lục địa thường từ màu cam tới màu nâu, rồi từ màu nâu chuyển sang màu xanh lục, khiến tấm bản đồ trông càng thêm sinh động .
- Trong đó, các đường vẽ trên tấm bản đồ được sử dụng khá nhiều. Có những đường thẳng rất nhỏ , có đường gấp khúc và cả đường vuông góc. Tác dụng của nó được chia làm hai loại lớn : Một loại là để vẽ ra những thứ thực sự tồn tại trên bề mặt trái đất như sông, hồ, đại dương, dòng chảy, cùng với đường quốc lộ, đường sắt, tuyến hàng không..., một tác dụng nữa là nó hoàn toàn không tồn tại trên mặt đất, chỉ đánh dấu trên bản đồ : ví dụ như những đường thẳng và những đường cong tạo thành kinh tuyến, vĩ tuyến, ranh giới giữa các quốc gia , ranh giới hành chính hoặc khu vực giữa các tỉnh . Ngoài ra , việc sử dụng các dấu chấm trên bản đồ cũng rất nhiều, mục đích của nó đa số là để thể hiện vị trí của thành phố hay thôn làng, thể hiện quy mô dân số ở nơi đó. Dùng dấu chấm hay vòng tròn to nhỏ có thể thể hiện được đó là một khu vực lớn hay nhỏ, dân cư đông hay ít ...
- Ngoài ra , trên một số tấm bản đồ còn xuất hiện những ký hiệu hiếm gặp, ví dụ như vùng sa mạc thì sử dụng các dấu chấm dày đặc bên cạnh nhau, vùng đầm lầy thì dùng nhiều đường ngắn để thể hiện, các bến cảng thì dùng hình con thuyền để thể hiện. Người vẽ bản đồ sẽ thiết kế ra một vài ký hiệu tương đối đặc biệt để thuận tiện cho người sử dụng .
- Cùng với sự tiến bộ của thời đại và sự khác biệt giữa từng quốc gia mà các ký hiệu mới liên tục được ra đời. Để giúp người đọc có thể hiểu được, các nhà vẽ bản đồ sẽ có một mục chú thích các ký hiệu ở phía dưới góc phải tấm bản đồ.
- Do đó, khi cầm bản đồ hãy nhớ trước tiên phải đọc bảng giải thích ký hiệu, như thế thì bạn sẽ tìm được phương hướng nhanh và chính xác hơn.
- Hiện nay, bản đồ đã ngày càng trở nên quen thuộc với chúng ta, cho dù là các khách du lịch hay những nhà thám hiểm chuyên nghiệp đều coi bản đồ là một công cụ cần thiết cho chuyến đi của mình. Bạn biết tấm bản đồ sớm nhất xuất hiện ở đâu không ?
- Trú quân đồ là tấm bản đồ quân sự sớm nhất mà thế giới còn lưu giữ được. Tấm bản đồ này có màu, dài 98 cm , rộng 78 cm , nội dung vẽ chú yếu là lưu vực sông Tiêu ở khu người tự trị dân tộc Dao, Giang Hoài, tỉnh Hồ Nam ngày nay, tỷ lệ của bản đồ ước tính vào khoảng 1/80000 tới 1/100000. Trên bản đồ ngoài các rặng núi, dòng sông , đường đi, nơi có dân sinh sống, còn có chi tiết về khu vực đóng quân, thành chỉ huy và nhiều thông tin quân sự khác.
- Các chi tiết trên tấm bản đồ này đã gián tiếp chỉ ra thành tựu to lớn về môn toán học thời Tây Hán của người Trung Quốc , thể hiện trí tuệ của người vẽ bản đồ và cũng là một di sản văn hóa kiến thức của dân tộc Trung Hoa.
- Dân số thế giới tăng vọt, nguy cơ về dầu hỏa, nguy cơ về năng lượng, nguy cơ về môi trường là những nguy cơ lớn nhất thế giới đang phải đối mặt.
- Nhìn ra thế giới , mỗi quốc gia dù ít dù nhiều cũng phải chịu những áp lực về dân số và vấn đề về môi trường sinh thái trước nay chưa từng có, rất nhiều quốc gia phát triển còn phải đối mặt với sự ô nhiễm và phá hoại môi trường vô cùng nghiêm trọng.
- Sự phát triển của xã hội và sự tiến bộ của khoa học cùng với sự theo đuổi của con người trong cuộc sống đã gây ra một loạt các vấn đề và trở thành mối nguy hại của thế giới.
- Mấy năm gần đây, tỷ lệ gia tăng dân số ở nhiều nước trên thế giới giảm xuống, hình thành một xã hội với kết cấu dân số già với nguy cơ thiếu lao động khiến việc sản xuất và tiến bộ xã hội gặp phải nhiều khó khăn.
- Trong phương diện y học, chúng ta cũng phải đối mặt với rất nhiều nguy cơ. Người phụ trách ban bao vệ sức khỏe Anh Quốc đã nói : Mỗi thế kỷ đều có một đại dịch bệnh xuất hiện, thế kỷ này ít nhất cũng sẽ có một lần .
- Mấy năm gần đây, vì hiệu ứng nhà kính khiến tầng ozon ở Nam Cực bị phá hoại nghiêm trọng, các khu rừng, đại dương, đồng cỏ bị thu hẹp, chứng tỏ trái đất đang phải chịu đựng một áp lực vô cùng to lớn. Con người khi sáng tạo, đồng thời cũng đang phá hoại trái đất. Đã có ngày càng nhiều người đưa ra những lời kêu gọi và hoạt động bảo vệ trái đất. Chúng ta hãy cùng hành động, trân trọng tài nguyên, yêu thương trái đất , bảo vệ địa cầu.
- Bắc Cực nằm ở đầu Bắc của trục trái đất, được bao quanh bởi châu Á, đại lục Bắc Mỹ và các vùng biển, độ sâu nước biển lên tới 4087 km , trên bề mặt được bao phủ bởi một lớp băng trôi dày hàng km. Vì góc của trục trái đất với tia xạ của mặt trời nên lượng mặt trời chiếu vào nơi này rất hạn chế, khiến Bắc Cực xuất hiện hiện tượng một năm có một nửa thời gian là ngày và một nửa thời gian là đêm. Khí hậu ở đó vô cùng lạnh lẽo, ngoài trừ vào loại động vật có khả năng chịu lạnh thì hoàn toàn không thích hợp để con người sinh sống, tuy nhiên , chính vùng đất này đã khơi dạy khát vọng chinh phục của con người .
- Từ sau khi Columbus phát hiện ra đại lục mới, các nhà khoa học đã vắt óc để suy nghĩ về câu hỏi này: Trái đất là một thể hình cầu, nếu có thể đi vào Thái Bình Dương từ cực Bắc của trái đất, tới Trung Quốc hoặc vùng biển Tây Nam Hải ở Bắc Mỹ, vậy thì đường đi của các con tàu sẽ ngắn hơn rất nhiều, như thế chẳng phải sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí hay sao ? Thế là để tìm kiếm tuyến hàng hải phía Bắc, con người bắt đầu hoạt động thám hiểm Bắc Cực.
- Chinh phục Bắc Cực đã thể hiện khát vọng chinh phục tự nhiên của loài người . Năm 1895 , Nasen đã dẫn đầu một đoàn thám hiểm Nauy , tiến hành hoạt động chinh phục Bắc Cực. Họ ngồi trên một con thuyền đặc chế, đi theo dòng nước cho tới khi con thuyền không thể đi được nữa thì ngồi trên những chiếc xe trượt tuyến do chó kéo, tiếp tục đi lại trên bề mặt lớp băng. Chỉ tiếc là chuyến thám hiểm này của họ chỉ được giới hạn trong khu vực nằm ở 86 độ 14 phút vĩ Bắc, cách Bắc Cực khoảng hơn 300 km .
- Hoàn thành ước mơ chinh phục Bắc Cực của nhân loại là nhà thám hiểm người Mỹ, Robbert Peary, người đã dẫn đầu một đoàn thám hiểm tới Bắc Cực. Theo như khảo cứu , ông là nhà thám hiểm đầu tiên trong lịch sử thám hiểm bước chân vào Bắc Cực. Khi tiến hành hoạt động thám hiểu Bắc Cực, ông đã tiêu tốn rất nhiều thời gian để làm công tác chuẩn bị trước đó, ông đã tiến hành những cuộc huấn luyện nghiêm khắc trên băng đá ở Greenland , nơi có vĩ độ thấp hơn Bắc Cực một chút để bồi dưỡng khả năng chịu lạnh và kỹ thuật điều khiển xe trượt băng của mình.
- Vì phải bỏ ra quá nhiều thời gian nên những chú chó Eskimo quá mệt mỏi, thực phẩm cũng không đủ, thêm vào đó là tuyến đường không rõ ràng, gặp phải sợ trở ngại của núi băng, sau lần thám hiểm, nơi mà họ đi buộc phải tuyên bố thất bại. Trong ba lần thám hiểm, nơi mà họ đi xa nhất là vị trí 83 độ 5 phút vĩ Bắc vào năm 1900 , năm 1902 trên cơ sở trước đó , họ lại đi về phía trước 37 km nữa, năm 1906 , họ tới vị độ 87 độ 5 phút vĩ Bắc, nhưng không tới được Bắc Cực , như dự tính , Robbert Peary , mặc dù gặp thất bại nhưng vẫn không nản lòng. Năm 1909 , ông tiến hành chuyến thám hiểm thứ tư, cả đội gồm 24 người chia làm 6 nhóm , các thành viên thể lực tốt nhất vào một nhóm, đi vào Bắc Cực, 6 nhóm còn lại làm công tác hỗ trợ, ví dụ như xây dựng lều trại, mở đường hoặc vận chuyển thức ăn... Cả đoàn người họ đi tới vị trí 85 độ 23 phút vĩ Bắc , chỉ cách Bắc Cực có hơn 400 km , nhóm có thể lực tốt tiếp tục đi, 30 ngày sau, họ tới địa điểm 87 độ 47 phút vĩ Bắc , dài hơn kỷ lục mà Nansen tạo ra năm 1895 hơn 100 km, cuối cùng , một mình Robbert Peary tiếp tục tiến về phía trước, ngày mùng 6 tháng 4 , cuối cùng ông cũng đặt chân lên Bắc Cực, sau 30 giờ nghỉ ngơi , ông lại luyến tiếc rời khỏi nơi đó.
- Mặc dù con người luôn đấu tranh với tự nhiên bằng sức mạnh vô cùng yếu đuối của mình vẫn thành công trong việc vén "tấm mặt nạ " tần bí của Bắc Cực. Qua sự kiên trì không ngừng nghỉ của các nhà khoa học, chúng ta tin rằng, không lâu nữa con người nhất định sẽ có thêm nhiều hiểu biết về Bắc Cực.
- Điểm cực Bắc hay còn gọi là Bắc Cực. Khu vực Bắc Cực là chỉ một vùng đất rộng lớn với điểm Cực Bắc là trung tâm, chính là khu vực nằm trong vòng Bắc Cực, bao gồm địa cực Bắc Bắc Dương và địa phận 8 quốc gia là đảo Greenland (thuộc lãnh thổ Đan Mạch ), Canada, Nga, bang Alaska của Mỹ, Nauy, Thụy Điển , Phần Lan và Iceland. Diện tích 21 triệu km vuông (chiếm 1/25 khoảng 9 triệu người), hình thành một sự đối lập rõ rệt với Nam Cực, nơi không có ngời sinh sống.
- Nguồn tài nguyên ở Bắc Cực vô cùng phong phú, chiếm khoảng 9 % tài nguyên than cả thế giới, còn có nguồn dầu mỏ và khí đốt tự nhiên vô cùng dồi dào, dự đoán nó chiếm khoảng 25% trữ lượng dầu mỏ chưa được khai thác trên thế giới. Ngoài ra , nơi này có có đá kim cương, vàng và nhiều khoáng sản khác. Đồng thời, biển Barron, một nhánh của biển Bắc Bắc Dương là một trong những nơi cung cấp hải sản chủ yếu trên thế giới.
- Qua bài trước chúng ta đã biết Bắc Cực là một khu vực biển, trên mặt biển có rất nhiều núi băng, vậy thì Nam Cực là một nơi như thế nào ? Nam Cực nằm ở cực Nam của trục trái đất , được chia thành võng Nam Cực, đại lục Nam cực và điểm cực Nam . Cũng giống như Bắc Cực , vì trái đất nghiêng 23 độ 30 phút nên khu vực Nam Cực cũng xuất hiện hiện tượng phân cực thời gian ngày và đêm, nhưng thứ tự thì ngược lại với Bắc Cực.
- Năm 1768 , đoàn thám hiểm Nam Cực đầu tiên dưới sự lãnh đạo của thuyền trưởng Cook đã xuất hiện từ nước Anh. Trong chuyến hải trình này, họ lần lượt phát hiện hai đảo có diện tích tương đối lớn là châu Úc và New Zealand, sau đó con thuyền đi vào phạm vi vòng Nam Cực. Cook phát hiện ra, càng tiến sâu về phía Nam thì khí hậu càng lạnh , ở điểm cuối cùng, thứ họ nhin thấy là những tảng băng trôi rất lớn, dự định đi tiếp về phía Nam của họ bị hủy bỏ , thế là họ quyết định quay thuyền đi về ở điểm 17 độ 31 phút vĩ Nam.
- Người đầu tiên được Nam Cực vẫy gọi là một tướng trong hải quân Anh, Scott. trong hành trình chinh phục Nam Cực của ông , tràn đầy những câu chuyện mang màu sắc thần kỳ, khiến mọi người không thể không khâm phục . Năm 1902 , lần đầu tiên ông đưa đoàn thám hiểm tiến về phía Nam, vì trước đó không chuẩn bị đầy đủ , thêm vào đó là chưa quen với môi trường địa phương nên ông đành phải quay về ở vị trí 82 độ 17 phút vĩ Nam. Ngày 24 tháng 10 năm 1911, Scott lại dẫn một đoàn thám hiểm nữa lên đường cùng với 33 con chó Eskimo, 2 cỗ xe trượt băng và 14 con ngựa lùn giống Siberia, một lần nữa tiến hành chinh phục Nam Cực.
- Trải qua bao nhiêu gian khổ, cuối cùng , họ phải bỏ lại chó, ngựa , tự mình lõi cỗ xe trượt băng nặng nề , khó nhọc bước từng bước trên băng đá từ ngày 24 tháng 10 năm 1911 tới ngày 28 tháng 1 năm 1912 , tổng cộng 87 ngày, cuối cùng họ cũng đặt chân lên vùng đất Nam Cực mà họ hằng mơ ước .
- Khi đoàn người của Scott đang reo hò vui vẻ thì phát hiện trên vị trí ớ điểm cực có một túp lều và một bức thư, đó là của nhà thám hiểm người Nauy, Amundsen để lại, ông hy sinh Scott mang bức thư này cho quốc vương Nauy. Hay nói cách khác, người đầu tiên đặt chân lên Nam Cực là Amundsen người Nauy, sự thực này đối với đoàn người của Scott mà nói chẳng khác nào tiếng sấm ngang tai khiến ý chí cao ngút trời của họ bỗng chốc như sa xuống vực thẳm. Thế là họ đành lê tấm thân mệt nhọc lên đường mở về .
- Trên đường quay về, vì thời tiết liên tục xấu đi , thêm vào đó là thiếu thức ăn, nhiên liệu , Scott và các thành viên trong đoàn của mình lần lượt qua đời.
- Còn về nhà thám hiểm Amundsen đã đặt chân lên Nam Cực trước đó, khi ông tiến hành hoạt động thám hiểm Nam Cực để đảm bảo an toàn cho cuộc hành trình, ông đã mời một người điều khiển chó rất có kinh nghiệm để điều khiển 52 con chó Eskimo, đưa theo một nhóm 4 nhà thám hiểm xuất phát tới Nam Cực . Cả cuộc hành trình thuận lợi nằm ngoài dự đoán của ông. Ông xuất phát vào ngày 19 tháng 10 năm 1911 , tới ngày 24 tháng 12 năm đó, chỉ trong vòng 57 ngày, ông đã hoàng thành giấc mơ chinh phục Nam Cực
- Từ sau khi điểm Cực Nam được chinh phục cho tới nay đã có không ít nhà khoa học kiệt xuất tiến tới nơi này với những quan niệm và mục tiêu khác nhau, nhưng hai người đi tiên phong trong hành trình này vẫn khiến người ta không thể nào quên được.
- Do đó, điểm quan trắc khoa học tại vùng đất này, người ta đã lấy tên của Amudsen để đặt cho nó; còn ở nơi năm xưa Scott bị chết cóng, người ta vẫn giữ lại các di vật của ông để người đời sau tưởng nhớ nhá.
- Nam Cực cũng giống như Bắc Cực, đều là những nơi vô cùng lạnh lẽo. Gấu bắc cực vốn rất nổi tiếng ở Bắc Cực, nhưng tới Nam Cực cũng chỉ đi được vài bước đi xiêu vẹo, ngoài ra còn có những chú chim cánh cụt đáng yêu. Ngoài trừ những loài động vật này, không còn loài nào khác có thể sinh sống. Nó là đại lục cuối cùng được phát hiện trên trái đất , còn được gọi là đại lục thứ 7. Khí hậu hoặc dòng chảy của nơi này đều phụ thuộc vào sự thay đổi ở các khu vực khác trên giới, do đó chúng ta phải tìm hiểu thêm về nó và đặc biệt coi trọng nó.
- Tổng diện tích của Nam Cực là vào khoảng 13,9 triệu km vuông. Toàn bộ đại lục Nam Cực được bao phủ bởi một khối băng đá khổng lồ.
- Nam Cực còn có tên gọi là hàn cực, bởi vì có tới 80% ánh mặt trời chiếu xuống nơi này đều bị phản xạ hết, khiến nhiệt lượng của ở Nam Cực không thể đi sâu lòng băng khiến nơi này trở thành một đại lục bị bao phủ bởi những khối băng vĩnh cửu.
- Bình , một âm thanh khủng khiếp vang lên, sau đó là báo cáo từ các thuyền viên : chết rồi , thuyền trưởng, chúng ta đụng vào băng trôi rồi . Cái gì ? đụng vào băng trôi ? Thuyền trưởng kinh ngạc hỏi. Đây chính là cảnh tượng con tàu Titanic xuất phát ở Anh, khi đi qua Bắc Băng Dương đã đụng phải khối băng trôi ở vị trí cách Greenland 2200 km . Giây phút đó , thân tàu bị tổn hại nghiêm trọng , chỉ trong vài phút đồng hồ, nó đã nhanh chóng chìm xuống biển, khiến 1517 người chết , trở thành một trong sự sự cố gây tổn thất nghiêm trọng nhất trong ngành vận chuyển hàng hải.
- Có thể có người sẽ hỏi :"Thể tích của núi băng lớn như thế , sao các thuyền viên lại không nhìn thấy ?". Thực ra, không phải là thị lực của các thuyền viên kém, mà là bản thân các núi băng đã tự giấu mình. Mặc dù băng nhẹ hơn nước , nhưng nó lại chỉ tiếp xúc với thế giới bên ngoài bằng 1/8 thể tích thực. Phần còn lại nó chìm trong nước biển . Hơn nữa ở khu vực này sương mù dày đặc, khiến người khó có thể nhận biết được các vật ở phía trước
- Từ sau khi con người chinh phục được Nam Cực và Bắc cực , rất nhiều người đều suy nghĩ, vì sao trên mặt biển Nam cực và Bắc Cực lại có nhiều băng trôi như thế ? Giả sử không có những núi băng này, con người đã sớm chinh phục được Nam Cực và Bắc Cực từ lâu rồi, giả sử không có những tảng băng trôi nhà khoa học sau nhiều lần tìm hiểu thực tế đã phát hiện, trong khu vực biển ở hai cực, có hai loại băng đá: một loại là những tảng băng nhỏ lẻ , một loại là những núi băng có thể tích rất lớn . Việc hình thành băng trôi chịu ảnh hưởng rất lớn bởi thời tiết, thường thì băng trôi hay xuất hiện vào mùa đông, tới mùa hè, khi nhiệt độ lên cao, chúng sẽ dần dần tan ra rồi biến mất . Nhưng núi băng thì không như vậy, quy mô và phạm vi của nó đều lớn hơn băng trôi rất nhiều .
- Hiện nay , những núi băng có đỉnh nhọn ở Bắc cực rất nhiều, độ cao đó, các núi băng ở Nam Cực không thể nào bì được, ví dụ như năm 1958 , các nhà khoa học đã phát hiện ra một núi băng cao khoảng 167,6 km đứng sừng sững trên mặt biển phía Tây Greenland, hình dạng của nó vô cùng đáng sợ.
- Cho dù là núi băng ở Bắc Cực hay Nam Cực thì đều là do những sông băng trên đại lục ở hai cực bị đứt gãy, rơi xuống biển và hình thành nên. Chúng ta đều biết , diện tích đại lục Nam Cực vô cùng rộng lớn , trên đó bị bao phủ bởi một lớp băng dày khoảng 2000 km với diện tích 2400 km vuông. Tuy nhiên, sông băng không phải lúc nào cũng nằm yên ở chỗ cũ, nó sẽ dịch chuyển dần dần từ trung tâm của đại lục ra xung quanh , sau đó bị vỡ và rơi xuống hình thành từ sông băng ở Nam Cực mỗi năm lên tới 7800 km vuông .
- Các sông băng bị vỡ và hình thành núi băng, lẽ ra phải là những khối băng nhỏ tại sao lại có thể tạo thành những núi băng với diện tích lớn như thế ? Dựa trên tình hình núi băng ở Nam Cực thì thấy , đại lục Nam Cực có xung quanh là biển, sông băng rơi vào trong biển sẽ hình thành những mảng băng có diện tích lớn, tốc độ dịch chuyển vô cùng chậm , vì nó được tách ra từ sông băng trước đó nên hình dạng cũa chúng giống như những chiếc bàn.
- Còn về khu vực Bắc Cực , địa thế nơi đó cao hơn, diện tích nhỏ hơn, do đó diện tích sông băng cũng nhỏ , bởi vậy những tảng băng bị rơi ra sẽ trôi vào biển với tốc độ lớn, núi băng được hình thành đương nhiên cũng có quy mô nhỏ, hơn nữa đa số là những núi băng với đỉnh nhọn.
- Núi băng mặc dù là trở ngại cho các nhà hàng hải, nhưng nó cũng có tác dụng. Mấy năm gần đây , rất nhiều quốc gia muốn biển nó thành "tài nguyên nước ngọt " , hy vọng nó có thể giải quyết vấn đề ngày càng thiếu nước ngọt trên trái đất. Một số nàh khoa học còn thường xuyên sống ở những nơi tập trung nhiều núi băng ở Nam Cực và Bắc Cực, hy vọng có thể tìm hiểu được điều kỳ diệu trong đó, cống hiến công trình nghiên cứu của mình cho nhân loại .
Có bạn nào biết núi băng lớn nhất thế giời là núi băng nào không ?
- Núi băng lớn nhát thế giới là núi băng có hình cái bàn ở vùng biển Nam Cực. Núi băng B15. Nó được phát hiện vào tháng 11 năm 1965, thế núi rất dốc, bề mặt rất trơn, nhìn từ xa trông nó giống một cái bàn khổng lồ, chiều dài khoảng 33 km , rộng khoảng 96km , diện tích đáy của nó lên tới hơn 30.000 km vuông , chỉ nhỏ hơn đảo Hải Nam một chút xíu.
- Tháng 3 năm 2000 , nó tách ra khỏi tảng băng Ross của Nam cực.
- Tháng 11 năm 2003 , nó bị tách làm hai, sau vài lần chia tách nữa, nó bị tách thành nhiều khối băng nhỏ hơn. Phần lớn của khối băng B15 cũ được đặt là B15 A, là núi băng di động lớn nhất trên thế giới hiện nay.